Internal Link là gì? Hướng dẫn cách xây dựng liên kết nội bộ trong SEO
Internal link là một phần quan trọng trong chiến lược SEO, không chỉ tác động đến trải nghiệm người dùng mà còn cải thiện vị trí từ khóa của trang Web trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải SEOer nào cũng có đầy đủ kiến thức về Internal Link. Dưới đây là thông tin chi tiết về lợi ích và những lưu ý quan trọng khi sử dụng Internal Link mà mọi SEOer cần biết. Cùng SEO VietNam tìm hiểu nhé!
I. Internal link là gì?
Internal Link (Liên kết nội bộ) là một loại liên kết được tạo từ một trang Web này đến một trang Web khác trên cùng một tên miền (Domain). Thường ta nhắc đến Internal Link khi nói đến các liên kết được thêm vào trong nội dung của các trang Web.

Một vài liên kết nội bộ mà bạn có thể thấy đó là:
Đường liên kết (Link) từ trang chủ đến các danh mục hay các bài viết.
Đường liên kết từ danh mục đến các bài viết.
Đường liên kết từ bài viết này đến bài viết kia.
…
II. External link là gì?
External Link (Liên kết bên ngoài) là một loại liên kết được tạo từ một trang Web đến một trang khác thuộc một tên miền (Domain) khác. Điều này có nghĩa là liên kết đưa người dùng từ trang Web hiện tại của một tên miền sang trang Web khác của một tên miền khác.

III. Tầm quan trọng Internal link mang lại
Internal link là các liên kết trong một trang web mà kết nối các trang và nội dung khác trong cùng một trang web. Tầm quan trọng của internal link là như sau.
1. Đối với người dùng
Liên kết nội bộ cung cấp khả năng điều hướng người dùng đến những trang chuyên sâu hơn, liên quan đến nội dung mà khách hàng quan tâm, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và nâng cao khả năng sử dụng của họ.
2. Đối với các công cụ tìm kiếm
Liên kết nội bộ giúp Google hiểu và lập chỉ mục các trang trên trang Web của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bằng cách tạo các liên kết nội bộ mạnh mẽ, trình thu thập thông tin của Google có thể dễ dàng tìm và lập chỉ mục nội dung mới mà bạn xuất bản và liên kết đến trên trang web của mình.
Điều này giúp cải thiện quá trình lập chỉ mục của Google và tăng khả năng xuất hiện của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm.
3. Đối với trang Web
Liên kết nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa SEO website link:
Giúp xây dựng hệ thống phân cấp thông tin trong website, từ đó cải thiện cấu trúc trang và giúp Google hiểu rõ hơn về cách tổ chức nội dung trên trang Web của bạn.
Liên kết nội bộ phân tán “link juice” (giá trị SEO) từ các trang cao hơn đến các trang khác, giúp tăng cường sức mạnh và uy tín của các trang trong Website.
Giúp tạo ra sức mạnh giữ các trang Web với nhau một mạng lưới liên kết giữa các trang trên Website, tạo ra sự liên kết và tương tác giữa các trang, từ đó tăng khả năng xếp hạng của từ khóa liên quan trên các trang đó.
Bằng cách tối ưu hóa liên kết nội bộ, bạn có thể đẩy các từ khóa quan trọng lên top trong kết quả tìm kiếm, giúp tăng lượng truy cập và tăng hiệu suất SEO của trang Web.
Liên kết nội bộ giúp giảm tỷ lệ thoát trang bằng cách cung cấp cho người dùng những liên kết liên quan và hữu ích để khám phá thêm nội dung trên trang Web của bạn.
Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong tối ưu hóa chuyển đổi bằng cách tạo sự liên kết thông minh và hướng dẫn người dùng đến các trang quan trọng, sản phẩm, hoặc dịch vụ mà bạn muốn họ tiếp cận.
>> Xem thêm: Sử dụng links nội bộ như thế nào để cải thiện xếp hạng?
IV. Phân loại Internal link
Hiện tại, chúng ta có thể phân chia liên kết nội bộ thành hai loại chính: liên kết điều hướng (Navigational Internal Link) và liên kết theo ngữ cảnh (Contextual Internal Link). Chi tiết sau đây
1. Liên kết điều hướng
Liên kết nội bộ là một phần của cấu trúc điều hướng chính trên một trang Web. Chúng được triển khai trên toàn bộ trang Web nhằm giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin mà họ đang tìm kiếm.
Thông thường, các liên kết này được đặt trong Menu chính, chân trang hoặc thanh bên của trang Web. Việc đặt vị trí của các thông tin này nên được thực hiện một cách đơn giản và thuận tiện nhất cho khách hàng.

2. Liên kết theo ngữ cảnh
Liên kết nội bộ theo ngữ cảnh, hay còn gọi là Contextual Internal Link, thường được đặt trong nội dung chính của trang. Đặc biệt, các liên kết trong văn bản được sử dụng để trỏ đến các trang có liên quan nhất. Để thu hút người dùng nhấp vào, hãy làm nổi bật những liên kết này trong bài viết và tô đậm chúng. Khi đó, người dùng sẽ được chuyển đến trang mà bạn mong muốn họ truy cập.
V. Phân biệt Internal Link và External Link
Internal Link và External Link là hai khái niệm quan trọng trong việc xây dựng và tối ưu hóa trang web. Dưới đây là một số điểm để phân biệt giữa hai khái niệm này.
Internal link | External link |
Dễ thực hiện, nhanh chóng và miễn phí. | Khó kiểm soát. |
Việc truyền sự uy tín giữa các trang trong một Website làm tăng Page Authority (khả năng xếp hạng của một trang) của những trang được liên kết. | Tăng độ uy tín của trang Web bạn nhờ độ uy tín của trang Web khác (tăng Domain Authority của trang Web của bạn). |
Xuất hiện trong nội dung bài viết cũng như ở phần định hướng Website | Xuất hiện giữa các chữ trong nội dung |
VI. Hướng dẫn cách xây dựng liên kết nội bộ trong SEO
Xây dựng Internal Link là một bước đi quan trọng trong SEO. Và dưới đây là 6 bước cơ bản giúp bạn xây dựng liên kết nội bộ trong SEO.
1. Bước 1: Xác định trang Landing Page cần tối ưu lên Top
Xác định trang đích (Landing page) giúp xác định chủ đề và từ khóa cần thiết, từ đó lên kế hoạch sản xuất nội dung hỗ trợ. Những trang này thường tập trung vào các từ khóa rộng và có lượng tìm kiếm cao.

2. Bước 2: Xây dựng từ khoá, cụm chủ đề cần để tạo liên kết nội bộ
Các cụm chủ đề thường được xác định dựa trên trang Web trung tâm được xác định ở bước 1, đó sẽ là trang chính cho một chủ đề cụ thể. Các trang có liên quan đến chủ đề sẽ được xem là nội dung hỗ trợ, tạo thêm chiều sâu cho chủ đề đó.
Các trang hỗ trợ cần có liên kết nội bộ trở lại trang chính để thể hiện tính liên kết và chỉ ra rằng trang chính là nguồn nội dung trung tâm và có thẩm quyền nhất. Bạn có thể bắt đầu xác định các cụm chủ đề của mình ở giai đoạn này bằng cách bạn sủ dụng các trang trung tâm của mình và xây dựng một danh sách các trang hỗ trợ có liên quan.

3. Bước 3: Lựa chọn Anchor Text phù hợp
Thực tế là bạn sẽ không gặp vấn đề gì khi sử dụng Anchor Text chính xác với từ khóa chính trong liên kết nội bộ. Trái lại, việc sử dụng liên kết ngoài với Anchor Text chính xác có thể vi phạm nguyên tắc quản trị trang web của Google. Tuy nhiên, khi áp dụng cho liên kết nội bộ, không có vấn đề gì.
>>Có thể bạn chưa biết: Anchor Text là gì? Phân loại Anchor Text trong SEO

Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn Anchor Text để mang lại hiệu quả tốt nhất:
Sự đa dạng: Dù bạn sẽ không bị phạt nếu chỉ sử dụng một cách nêu trên, nhưng hãy cố gắng đa dạng hóa các Anchor Text nếu có thể.
Độ dài: Dùng những biến thể dài hơn của từ khóa chính có thể giúp nâng cao thứ hạng cho cụm từ cụ thể đấy cho trang mục tiêu của bạn, miễn sao nó được tạo ra phù hợp với khuynh hướng tìm kiếm của người dùng.
Mức độ liên quan: Không bao giờ ép buộc một liên kết nội bộ có Anchor text khớp chính xác với một phần nội dung. Hãy sử dụng chúng một cách tự nhiên nhất mà vẫn giữ được mối liên quan.
4. Bước 4: Xác định chính xác mọi quyền hạn đối với trang Web của bạn
Các trang đích có quyền lực cao hơn những trang khác và bạn có thể sử dụng chúng để tạo lợi thế cho mình.
Các trang có quyền lực cao nhất là những trang mà có liên kết trỏ đến chúng từ nguồn bên ngoài. Bằng cách sử dụng liên kết nội bộ, bạn có thể chuyển vốn liên kết này từ các trang đích cao quyền lực sang các trang khác trong Website của bạn.
Công cụ phân tích Backlink của SEMrush sẽ giúp bạn tìm những trang này, từ đó bạn có thể xây dựng danh sách các chiến lược để tạo ra liên kết trên các trang Web phù hợp.

5. Bước 5: Tạo Internal Link để tăng thứ hạng cho trang Web mục tiêu
Sau khi xác định được các trang có thẩm quyền cao nhất, bạn có thể sử dụng chúng để cải thiện thứ hạng của các trang Web khác trong danh mục của bạn.
Để thực hiện điều này, bạn cần tìm các trang có liên kết giá trị nhất trên trang Web đó và xác định các cơ hội để liên kết với các trang quan trọng hoặc cần tăng thứ hạng. Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ liên kết với những trang có nội dung liên quan, không liên kết với những trang không liên quan.

6. Bước 6: Sử dụng liên kết nội bộ để tối ưu hóa nội dung mới cho Website
Nếu trang Web của bạn không có nhiều liên kết bạn hãy tối ưu hóa nội dung mới để thay thế. Điều này có nghĩa là bạn nên tham khảo các trang Web có thẩm quyền để tìm cơ hội tạo liên kết có liên quan, từ đó tăng cường tối ưu hóa SEO.
Bạn có thể thực hiện một số tìm kiếm trên Google với các từ khóa trong nội dung mới của bạn để tìm các trang liên quan và có liên kết đến trang Web của bạn.
Bằng cách này, bạn có thể cải thiện liên kết nội bộ bằng cách đảm bảo rằng nhiều trang hơn được hưởng lợi từ việc chia sẻ quyền hạn. Hãy đặt ít nhất hai hoặc ba liên kết nội bộ cho mỗi phần nội dung mới, và những liên kết này nên đến từ các trang có thẩm quyền.

VII. Bí quyết triển khai mô hình SEO internal link hiệu quả
Trong quá trình xây dựng internal link, những người đi trước đã đúc kết ra được 3 mô hình SEO internal link hiệu quả: mô hình kim tự tháp, mô hình bánh xe và mô hình Silo.
1. Mô hình kim tự tháp
Để tối ưu hóa SEO cho chuyên mục và trang chủ của bạn, một mô hình liên kết được đề xuất là trang chủ sẽ liên kết đến các chuyên mục quan trọng, đặt chúng ở vị trí phù hợp để thu hút sự chú ý. Đồng thời, các chuyên mục sẽ được thiết kế để liên kết ngược lại với trang chủ, sử dụng các từ khóa liên quan đến trang chủ. Mô hình liên kết này sẽ đáp ứng tốt nhu cầu SEO cho cả chuyên mục và trang chủ của bạn.

2. Mô hình bánh xe
Sử dụng cấu trúc bánh xe làm mô hình SEO trên một Website có nhiều từ khóa khác nhau sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Thay vì sử dụng mô hình kim tự tháp, việc tìm kiếm và điều hướng sẽ không chỉ tập trung vào một đích duy nhất. Thay vào đó, các từ khóa sẽ được phân tán và tối ưu trên các trang con trong Website.
Tuy việc SEO từ khóa trong cấu trúc bánh xe này có thể tốn nhiều thời gian hơn, nhưng nó sẽ mang lại kết quả tốt hơn và tăng khả năng xếp hạng cho nhiều từ khóa liên quan trên trang Web của bạn.

Mặc dù cấu trúc bánh xe có thể phân tán từ khóa nhưng cũng có thể không được đánh giá cao bởi Google do không tìm thấy trang đích. Do đó, để đảm bảo hiệu quả SEO Website Link, bạn cần xem xét nhu cầu của từ khóa và lựa chọn mô hình Internal Link phù hợp.
3. Mô hình Silo
Mô hình cấu trúc Silo là một dạng cấu trúc Website chuyên sâu, trong đó nội dung của trang Web được chia thành các thư mục (Category) riêng biệt. Những nhóm trong cấu trúc này được phân chia theo các chủ đề và chủ đề con. Các nội dung có liên quan được nhóm chung lại với nhau trong cùng một nhóm, tạo thành các Silo (phân loại).

VIII. Kết luận
Việc sử dụng Internal Link là một yếu tố quan trọng để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, cải thiện SEO và đẩy mạnh sự “thịnh vượng” của trang Web của bạn mà bài viết trên đã đề cập. Hãy tận dụng tiềm năng của Internal Link và áp dụng chúng trong chiến lược SEO của bạn ngay hôm nay để mang lại những kết quả tốt nhất cho trang Web của bạn. Hãy chia sẻ bài viết cho tất cả mọi người cùng biết nhé!