top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

Silo là gì? Xây dựng cấu trúc silo hiệu quả cho website

Xây dựng cấu trúc silo cho trang web không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ hoặc sản phẩm. Nếu không thực hiện một cách chính xác, các công cụ tìm kiếm sẽ không thể hiểu được trang web của bạn. Và kết quả là, các công cụ tìm kiếm sẽ xảy ra “xung đột” khi lập chỉ mục các trang của bạn, điều này cũng đồng nghĩa làm giảm khả năng tăng thứ hạng của trang web và khả năng hiển thị đến người dùng. Bài viết này mang đến bạn các thông tin về Silo, phân loại chúng và cách xây dựng cấu trúc silo hiệu quả cho một website!!


Silo là gì?

Silo là một dạng cấu trúc trang web trong đó các nội dung được tổ chức một cách hợp lý. Nó bao gồm các nhóm phân cấp với chủ đề chính và chủ đề con. Cấu trúc silo nhóm các nội dung và liên kết với nhau theo cách mà bot tìm kiếm yêu thích. Bởi điều này giúp cho các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng trang web tốt hơn.

cau-truc-silo-1

Silo là gì


Với cấu trúc silo, tất cả thông tin bao gồm trong trang web của bạn được phân chia rõ ràng thành các danh mục. Mỗi danh mục nên có khoảng năm trang dưới nó. Mỗi trang trong một danh mục được liên kết kỹ lưỡng với các trang khác thuộc chung danh mục. 

Tại sao cấu trúc Silo lại quan trọng trong SEO?

Thử nghĩ xem, bạn nỗ lực làm việc để tạo ra nội dung tuyệt vời với các chỉ số SEO xuất sắc để cố gắng đạt được thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, bở cấu trúc trang web kém, cả bot tìm kiếm lẫn người dùng cũng không thể tìm thấy nội dung trên trang web của bạn. Vậy mới thấy xây dựng cấu trúc silo hợp lý là điều cực kỳ quan trọng:

  1. Cấu trúc Silo cải thiện trải nghiệm người dùng: bất kỳ nội dung nào bạn cung cấp cũng có khả năng sẽ thu hút được nhiều khách truy cập hay tìm kiếm trở lại các nội dung hữu ích của bạn. Khi trang web được cấu trúc rõ ràng, khách hàng hiểu cách bố trí nội dung trên web, biết cách lấy được thông tin mà họ cần và dành nhiều thời gian hơn cho web của bạn. Do đó, sử dụng cấu trúc silo giúp cải thiện trải nghiệm người dùng.

  2. Silo tạo ra ngữ cảnh và mức độ liên quan của từ khóa: Các công cụ tìm kiếm thường xem xét mức độ liên quan của các từ khóa với nội dung trên trang, cũng như xem xét ngữ cảnh của trang web. Sử dụng silo để sắp xếp nội dung của bạn giúp tạo các bài đăng có liên quan đến chủ đề tổng thể và các danh mục. 

cau-truc-silo-2

Website có cấu trúc silo hợp lý sẽ giúp tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm


  1. Tạo liên kết chặt chẽ: cấu trúc silo cho phép bạn liên kết giữa các danh mục chính với các bài đăng trong danh mục con, sau đó có thể liên kết trở lại trang chủ. Liên kết như vậy rất có giá trị vì nó giúp các trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm thu thập toàn bộ thông tin trang. Nhờ đó tăng khả năng xếp hạng cho các bài đăng liên quan dựa vào từ khóa tìm kiếm cụ thể

Có các cấu trúc silo nào?

Có 2 dạng cấu trúc silo để xây dựng trang web, đó là cấu trúc silo vật lý và cấu trúc silo ảo. 

Silo vật lý

Cấu trúc silo vật lý được ví như một tủ hồ sơ để sắp xếp các trang có liên quan với nhau. Mỗi chủ đề của trang web được xem như một thư mục với các thư mục con và các trang liên quan đến chủ đề. Lưu ý mỗi tệp chỉ thuộc một danh mục riêng biệt và duy nhất, không có tệp nào được xếp vào cả 2 danh mục khác nhau. Cần tối thiểu 5 trang nội dung để thiết lập chủ đề và mỗi trang phải được đặt tên thích hợp để củng cố chủ đề. 

Địa chỉ URL của một trang web có thể cung cấp cho người dùng và bot tìm kiếm những thông tin quan trọng về trang đó. Ví dụ: 

cau-truc-silo-3

Sơ đồ cấu trúc silo vật lý


Cấu trúc silo vật lý được ứng dụng nhiều bởi các trang thương mại điện tử với đa dạng các sản phẩm. Các trang này được cấu trúc với nhiều thư mục song song, mỗi thư mục là mỗi chủ đề bao phủ nội dung cho toàn website.  

Silo ảo

Silo ảo liên quan đến việc sử dụng cấu trúc internal link của một trang web, tức là cách mà các trang liên kết với nhau để: 

  1. Kết nối các nhóm trang có liên quan với nhau

  2. Tách biệt các trang không liên quan 

  3. Tăng cường trang đích chính của mỗi silo

Silo vật lý yêu cầu các trang liên quan đến chủ đề phải được đặt trong cùng thư mục của một trang web, ngược lại với silo ảo các trang không cần phải nằm trong cùng thư mục mà được hình thành bởi các liên kết giữa các trang liên quan đến chủ đề. Silo ảo thậm chí có thể mang lại hiệu quả ngay cả khi không có silo vật lý. 

cau-truc-silo-4

Minh họa về cấu trúc của silo ảo


Có thể hình dung về cấu trúc silo ảo thế này:

  1. Trang chủ chỉ liên kết đến các trang đích cấp cao nhất của trang web. 

  2. Các trang đích chính này (ở đầu mỗi silo) liên kết xuống các trang danh mục con trong silo của chúng. 

  3. Mỗi danh mục con lại liên kết đến các trang hỗ trợ nội dung trong danh mục con đó.

  4. Các liên kết trang đi thẳng xuống các trang thấp hơn trong cấu trúc silo hoặc lên thẳng trang đích ở trên trong cùng một silo. 

  5. Các trang trong một silo cụ thể có thể được liên kết tự do giữa các trang, nhưng các liên kết không được chuyển qua các trang trong các silo khác nhau.

Cách xây dựng cấu trúc silo cho website

Bước 1 – Xác định chủ đề trang web

Có nhiều yếu tố quan trọng khác nhau cần được xem xét để các công cụ tìm kiếm có thể xếp hạng các trang web cũng như xác định mức độ liên quan của mỗi trang web với các truy vấn từ khóa của người dùng. Tuy nhiên, một chủ đề trang web được xác định rõ ràng là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với thứ hạng của nó. Bắt đầu quá trình xây dựng cấu trúc silo cho trang web bằng cách xác định chủ đề cho trang web của bạn. Bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  1. Chủ đề nào hiện đang xếp hạng cho trang web của bạn?

  2. Chủ đề nào có liên quan đến trang web của bạn?

  3. Người dùng tìm kiếm nội dung của bạn ra sao (các truy vấn tìm kiếm chính)?

  4. Làm thế nào bạn có thể triển khai chủ đề một cách rõ ràng?

Bước 2 – Chọn cấu trúc silo

Bước tiếp theo là quyết định cách triển khai cấu trúc trang web của bạn. Có thể lựa chọn giữa hai dạng cấu trúc là silo vật lý và silo ảo hoặc kết hợp cả hai. Cả hai đều cho phép bạn tạo ra các chủ đề chặt chẽ thông qua các chiến lược liên kết. 

cau-truc-silo-5

Có thể chọn cấu trúc silo vật lý hay silo ảo


Bước 3 – Kiểm tra cấu trúc liên kết

Kiểm tra cấu trúc liên kết của bạn (bắt đầu từ menu chính) và quyết định cách tốt nhất để kết nối các trang với nhau để củng cố chủ đề theo cách mà mọi người tìm kiếm nội dung của bạn. Hãy nhớ rằng bạn thường cần ít nhất 5 trang nội dung hỗ trợ để thiết lập một chủ đề silo.

Bước 4 – Triển khai và xây dựng silo

Bước cuối cùng là xuất bản nội dung chất lượng bao gồm các cụm từ khóa được nhắm mục tiêu cho mỗi silo dựa trên chủ đề. Nội dung của bạn không chỉ cần có giá trị và hữu ích với người đọc, nó cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn mà công cụ tìm kiếm đòi hỏi. Để tạo ra nội dung chất lượng cần thực hiện qua nhiều bước: nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm tư liệu viết bài, xây dựng nội dung, tối ưu nội dung, … Khi đã có content chất lượng, tiếp theo cần tạo liên kết để kết nối các trang con trong mỗi silo và tăng cường sức mạnh cho trang đích silo. 

Kết

Cấu trúc silo được rất nhiều những người làm SEO ứng dụng, nó được đánh giá là một mô hình SEO On-page thực sự hiệu quả. Silo cho phép xây dựng một trang web phù hợp với cách người dùng tìm kiếm, đồng thời mang lại nhiều lợi ích hơn thế nữa. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích, theo dõi để đón xem nhiều bài viết chất lượng hơn nữa nhé!!

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page