top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

Domain là gì? Những điều bạn cần biết về tên miền

Đối với doanh nghiệp, Domain là mới quan tâm đầu tiên khi tiến hành lên kế hoạch xây dựng và phát triển website. Vậy domain là gì? Bạn đã biết về domain chưa? Hãy cùng theo SEO VietNam tìm hiểu chi tiết về domain nghĩa là gì cũng như những tiêu chí chọn lựa nó nhé!


1. Domain là gì?

Domain (tên miền) là địa chỉ của website hoạt động trên mạng Internet – là nơi người dùng search trên bất cứ trình duyệt nào để vào một website. Tên miền bao gồm các ký tự hay con số trong bảng chữ cái, thay cho địa chỉ IP của server. Nếu website của bạn là ngôi nhà thì domain chính là địa chỉ nhà của bạn. 

  1. Ví dụ: Máy tính đang dùng IP của server là 192.158.1.38 (một con số dài và quá phức tạp để người dùng nhớ). Vì vậy, domain phát triển để hỗ trợ người dùng truy cập dễ dàng và nhớ địa chỉ website nhanh chóng.

Người dùng có thể nhập ngay domain vào trình duyệt để có thể vào website thay vì nhập một dãy IP dài và vô cùng khó nhớ.

Domain là gì?

Domain là gì?


2. Mục đích của tên miền là gì? Tại sao tên miền lại quan trọng với doanh nghiệp?

Mục đích chính của việc đưa ra tên miền chính là cung cấp tên đại diện trên môi trường Internet thay vì địa chỉ số phức tạp. Tên miền có thể chuyển sang địa chỉ IP của server nhờ DNS toàn cầu.

Hiện nay, website chính là một phần không thể thiếu đối với các tổ chức/doanh nghiệp trong việc tăng nhận diện thương hiệu. Do đó, việc xây dựng tên miền tốt giúp cho doanh nghiệp xây dựng website thành công với những lợi ích sau đây:

  1. Tăng khả năng nhận diện thương hiệu.

  2. Tăng tính chuyên nghiệp cho website và thương hiệu.

  3. Tăng sự uy tín của website và thương hiệu.

  4. Tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng nếu quan tâm đến SEO.

  5. Bảo vệ quyền thương hiệu.

>> Bạn đã biết gì về quy trình SEO? Cùng SEO VietNam tìm hiểu về quy trình SEO hiệu quả nhé!

3. Các loại Domain?

Ngày nay, domain có nhiều phần mở rộng và phổ biến nhất chính là domain (.com) chiếm tận 46.5% trên toàn cầu. Ngoài ra, bạn còn nhiều tùy chọn domain khác bao gồm .org, .net, .tv, .info, .io,… Mặc dù vậy, bạn nên chọn domain .com.

Sau đây chính là các loại domain mà bạn cần biết!

3.1. TLD (Tên miền cấp cao nhất)

TLD (từ viết tắt của “Top-level domain”) nghĩa là tên miền cấp cao nhất – phần cuối sau dấu “.” của domain và cũng là phần mở rộng domain được liệt kê ở cấp cao nhất trong DNS. Tên miền cấp cao nhất có thể gọi là tên miền cấp 1.

Có nhiều tên miền cấp cao nhất nhưng TLD phổ biến nhất có thể kể đến là .com, .org, .net. Bên cạnh đó, các TLD khác nhưng ít ai biết đến bao gồm: .biz, .club, .info,…

  1. Ví dụ: Tên miền “www.vietnix.vn”, thì “vn” là tên miền cấp cao nhất.

TLD (từ viết tắt của “Top-level domain”) là tên miền cấp cao nhất.

tld là tên miền cấp cao nhất

TLD (từ viết tắt của “Top-level domain”) là tên miền cấp cao nhất.


Theo như tổ chức cấp phát số hiệu Internet – IANA (Internet Assigned Numbers Authority), họ chia tên miền cấp cao nhất thành 3 loại như sau:

ccTLD – Tên miền quốc gia cấp cao nhất

ccTLD (từ viết tắt của Country-code top-level domain) là tên miền quốc gia cấp cao nhất – các domain được dùng tại một quốc gia cụ thể theo mã ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) chẳng hạn .vn cho Việt Nam, .uk cho Anh và .es cho Mỹ (United States). Chúng được dùng cho các website muốn nhắm đến người dùng tại một quốc gia cụ thể nào đó.

gTLD – (Tên miền cấp cao nhất dùng chung)

gTLD (từ viết tắt của Generic top-level domain) là tên miền cao cấp nhất dùng chung và nó được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới mà không phụ thuộc mã quốc gia nào.

Tên miền cao cấp nhất dùng chung được sử dụng phổ biến như .com, .net. .org, .biz, .tech. Tên miền có 3 ký tự trở lên trừ .gov, .mil bị giới hạn chủ dùng trong tổ chức chính phủ, quân đội và một số khác dành cho các tổ chức khác nhau. Tên miền dùng chung này được chia làm 2 loại gồm sTLD và iTLD.

sTLD (Tên miền cấp cao nhất được tài trợ)

sTLD (từ viết tắt của Sponsored top-level domain) – tên miền cấp cao nhất được tài trợ là các tên miền cấp cao bị giới hạn như .gov, .mil, .edu (dành cho tổ chức giáo dục), .asia (dành cho các công ty thị trường châu Á), .post (dành cho bưu điện), .coop, .museum,…

uTLD – (Tên miền cấp cao nhất không được tài trợ)

uTLD là tên miền cấp cao nhất không được tài trợ như các tên miền: .biz, .pro, .name, .info.

iTLD – (Tên miền cấp cao nhất hạ tầng)

iTLD là tên miền cấp cao nhất hạ tầng – tên miền arpa đại diện ARPA và dành riêng cho ICANN nhằm giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng.

Các loại tên miền khác

Các loại tên miền khác bao gồm iTLD (Test top-level domain), grTLD (restricted generic top-level domains), IDN ccTLD (Internationalized country code top-level domains),…

3.2. Tên miền cấp 2

Sau tên miền cấp cao nhất chính là tên miền cấp 2 (SLD) – những tên miền đứng bên trái .com, .net và các tên miền cấp cao nhất khác.

3.3. Tên miền cấp 3

Tên miền bên trái tên miền cấp 2 là tên miền cấp 3. Có thể có tên miền cấp 4, cấp 5 và không giới hạn.

4. Domain hoạt động như thế nào?

Domain chính là đường tắt đi tới server host website, một domain như một địa chỉ nhà do người dùng tìm thấy bạn qua World Wide Web. Đây chính là lý do chúng tôi. Nếu một domain như một địa chỉ thì server chứa website của bạn giống như một tòa nhà. Khi bạn tạo một trang web nào đó, bạn đặt domain trỏ về server để khi mọi người muốn tìm web của bạn thì họ chỉ cần nhập domain và nó sẽ đưa họ đến đó. Nghĩa thử xem, khi không có domain, khách truy cập phải nhập địa chỉ IP dài và phức tạp của server và họ cũng không thể nào nhớ.

Chẳng hạn: google.com, facebook.com đều là tên miền của những công ty Internet. Domain cũng có thể chuyển hướng – khi người khác truy cập một domain, họ sẽ được đưa đến tên khác. Việc này hữu ích cho việc tạo chiến dịch marketing, microsites hoặc chuyển người dùng đến trang nhất định trên website. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ người dùng gõ sai chính tả hay gõ tắt.

Ví dụ: khi người dùng truy cập www.fb.com, họ sẽ được đưa tới www.facebook.com.

domain hoạt động như thế nào

Domain như địa chỉ nhà của bạn.


5. Hướng dẫn lựa chọn tên miền hoàn hảo

Khi xây dựng website, việc lựa chọn tên miền website là một quyết định vô cùng quan trọng (bên cạnh lựa chọn một hosting tốt cho website). Đặc biệt, tên miền càng quan trọng hơn khi bạn muốn xây dựng thương hiệu. Bạn cần chọn cho mình tên miền dễ nhớ nhưng phải ấn tượng để người dùng có thể nhớ đến tên miền của bạn và gõ trên thanh địa chỉ. Sau đây chính là cách lựa chọn tên miền hoàn hảo cho website của bạn!

5.1. Chọn một tên miền dễ đánh vần, dễ phát âm

Để người dùng có thể nhớ đến tên miền của website, bạn cần chọn tên miền không quá khó đọc và không thể đọc nhiều hơn một cách. Một tên miền thật sự tốt là khi bạn có thể đọc chúng cho bạn bè và họ có thể nhớ nó và gõ trên trình duyệt nhanh chóng mà không cần sự giúp đỡ từ bạn. Chẳng hạn: google.com, facebook.com, yahoo.com,… 

  1. Ví dụ: website-hosting.com, herel.vn, eidos.com. Bạn có thể phát âm các từ này không? Chắc chắn là không. Tuy nhiên, website-hosting.com có thể đọc nhưng nó là tên miền không tốt vì có dấu gạch nối. Hoặc sẽ có người sẽ không nhớ tên miền đó và gõ “webhachnoighostin.com”.

5.2. Chọn một tên miền độc đáo và dễ nhớ

Khi quyết định xây dựng website, chắc chắn chủ website mong muốn nhiều người ghé thăm website của mình. Do đó, bạn cần chọn tên miền website độc đáo, ấn tượng và không bao giờ nhầm lẫn với đối thủ cạnh tranh của bạn. Nhờ đó, tên miền của bạn sẽ được người dùng nhớ nhanh chóng và phân biệt dễ dàng. Chính điều này giúp bạn quản lý tên miền dễ dàng.

Nhiều người xây dựng thương hiệu bằng việc tạo tên miền vô nghĩa nhưng lại khác biệt như các công ty lớn: Exxon, Citi và Xerox. Tuy nhiên,những từ này cần dễ phát âm và phải dễ nhớ.

Tuy nhiên, đây không phải là điều dễ dàng, bạn có thể mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu và chọn cho mình tên miền hoàn hảo nhất cho website của mình.

5.3. Làm cho tên miền mang tính tích cực

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khách truy cập xử lý thông tin tốt và nhớ nhanh với các sản phẩm gắn liền các hình ảnh và liên kết tích cực. Ví dụ như: google.com, delicious,…

5.4. Sự liên quan giữa tên miền và nội dung website

Tên miền và chủ đề website của bạn cần có sự liên kết. Chẳng hạn: seovietnam.net.vn – SEO Agency tại Việt Nam. Việc chọn cho mình tên miền không liên quan nội dung website sẽ khiến cho khách hàng nhầm lẫn về lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp sự khác biệt của chủ đề và tên miền cũng được chấp nhận nhưng thường nó sẽ mang ý mỉa mai hoặc hài hước.

sự liên quan giữa tên miền và nội dung website

Tên miền và chủ đề website cần có sự liên kết.


5.5. Chọn tên miền càng ngắn càng tốt

Tên miền càng ngắn càng tốt vì nó sẽ giúp người dùng dễ dàng nhớ đến bạn và truy cập dễ dàng. Do đó, bạn nên chọn tên miền ngắn cùng các TLDs phổ biến nhất, 

Tôi đã đề cập tầm quan trọng của việc có một tên miền dễ nhớ, dễ đánh vần. Và tên miền càng ngắn thì việc nhớ và đánh vần càng dễ hơn. Vì vậy, nếu bạn phân vân trong việc lựa chọn Domain Name. Hãy chọn cái ngắn hơn vì nó có giá trị cao hơn tên miền thông thường. Khi đăng ký tên miền, bạn sẽ khó chôn một tên miền 3-4 từ có nghĩa cho website của mình vì các nhà đầu tư tên miền đều muốn có được chúng.

5.6. Tên miền với 3 ký tự dường như đặc biệt phổ biến

Tên miền có 3 ký tự thường sử dụng nhiều vì nhiều tổ chức có tên được tạo nên từ 3 chữ cái BMW, IBM, NFL,… Do đó, một số người đã dùng 3 chữ cái nhưng kèm thêm dấu gạch nối giữa mỗi chữ cái, ví dụ: g-e-t.com. Tuy nhiên, đây là ý tưởng không tốt bởi vì có dấu gạch ngang.

Các hệ thống tên miền cũng có một vài hạn ch chẳng hạn tên miền không được dài hơn 63 ký tự, bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (từ a-z), các con số (từ 0-9) và dấu gạch nối (-). Tên miền không được bắt đầu/kết thúc bằng dấu gạch nối và không được dùng ký tự đặc biệt.

tên miền với 3 ký tự phổ biến

Tên miền không được bắt đầu hay kết thúc bằng dấu gạch nối và không được dùng ký tự đặc biệt.


5.7. Tạo sự kết nối với người dùng

Một vài tên miền được tạo nên để liên kết khách hàng của họ nên bạn có thể kết hợp các từ my, you, your, tôi, bạn,… để khách hàng cảm thấy đang kết nối với website và cảm giác website này sinh ra là dành cho họ.

Mặc dù cách này khá hay nhưng lại không được sử dụng phổ biến nên đây chỉ là gợi ý cho bạn thôi.

Một vài tên miền được tạo để liên kết khách hàng của họ.

5.8. Hãy thật cẩn thận khi lựa chọn một tên miền

Bạn nên lựa chọn tên miền thật kỹ và cẩn thận. Ví dụ nổi tiếng là sai lầm của Chevrolet; khi họ đang cố gắng bán chiếc xe hơi Nova ở những nước nói tiếng Tây Ban Nha. Trong ngôn ngữ Tây Ban Nha, Nova nghĩa là “nó sẽ không chạy”, đây chính là một thông điệp không tốt khi họ cố gắng bán một chiếc xe hơi ở những quốc gia sử dụng tiếng Tây Ban Nha.

Bạn hãy dành thời gian nghiên cứu cũng như quan sát ở mọi góc độ để tránh việc sai lầm như ví dụ trên. Hãy kiểm tra kỹ trước khi quyết định bởi có nhiều từ nghe giống nhau những đánh vần lại khác nhau. Đặc biệt, đối tượng mục tiêu của bạn là vô cùng quan trọng nên bạn hãy chọn tên miền dễ nhớ nhất có thể.

>> Có thể bạn quan tâm đến SEO OnpageSEO Offpage cho website

Một vài tên miền được tạo để liên kết khách hàng của họ.


6. Kết luận

Domain là gì? Tiêu chí chọn đồ domain thế nào là hoàn hảo? Ắt hẳn bài viết trên đây đã mang đến những thông tin khá đầy đủ cho bạn. Việc chọn tên miền website phù hợp và tốt nhất chắc chắn không hề dễ dàng. Thật khó để lựa chọn cho mình domain độc đáo, ít hơn 4 ký tự. Do đó, việc nghiên cứu chính là bước cần thiết và quan trọng nhất trong quá trình chọn domain. SEO VietNam hy vọng bạn có thể chọn cho mình domain tốt nhất cho website.

Nếu bạn đang tìm dịch vụ SEO tổng thể, hãy điền vào thông tin bên dưới để nhận được tư vấn phù hợp nhất cho website của mình nhé!








Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Gửi yêu cầu


Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page