top of page

Copywriter – Sáng tạo thôi chưa đủ mà còn cần nhiều kỹ năng

Copywriting có lẽ là cái tên quen thuộc với nhiều người làm việc trong ngành Marketing. Thế nhưng những “newbie” mới chập chững vào ngành có lẽ vẫn còn loay hoay trước nhiều luồng thông tin về Copywriter – vị trí đang rất hot trong ngành Marketing này. Để gia nhập vào ngành sáng tạo nội dung, bạn nghĩ mình đã thực sự có đủ những kỹ năng copywriting cần thiết chưa? Cùng xem qua bài viết và tự đánh giá xem!


Copywriting là gì?

Trong ngành Marketing, Copywriting là công việc sáng tạo nội dung nhằm mục đích xây dựng bộ mặt thương hiệu, truyền thông và tiếp cận khách hàng thông qua các chiến dịch marketing. Người làm copywriting được biết đến với tên gọi Copywriter sẽ tạo ra hàng loạt những content “chất” nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. 


copywriting-la-gi

Có thể nói nội dung chất lượng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, thế nhưng nội dung đó có được nhiều người quan tâm hay không phần lớn là nhờ vào tài “múa bút” của các Copywriter.

Vai trò của copywriting đối với thương hiệu

Các thương hiệu hiện nay nếu muốn có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường cần tạo ra được sự khác biệt. Và copywriting chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất của tiếp thị trực tuyến với vai trò:

  1. Sáng tạo nội dung mới mẻ, độc đáo và mang tính “viral”

  2. Truyền tải thông điệp nhằm xây dựng nhận thức của khách hàng về thương hiệu

  3. Tạo dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng. 

  4. Thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng 


copywriter-la-lam-gi

Công việc của copywriter làm những gì?

Copywriter là vị trí được nhiều doanh nghiệp “săn đón” hiện nay. Họ có thể làm việc trực tiếp cho một thương hiệu, nhãn hàng nào đó. Hoặc họ cũng có thể là freelancer, chuyên nhận các job liên quan đến sáng tạo nội dung. Nhưng nhìn chung, công việc chính của những người làm copywriting bao gồm:

  1. Nghiên cứu chủ đề trước khi bắt đầu xây dựng nội dung

  2. Nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh

  3. Lập kế hoạch xây dựng nội dung

  4. Triển khai nội dung: viết lời thoại, kịch bản, slogan, tagline, ý tưởng hình ảnh, video …

  5. Đảm bảo nhất quán thông điệp, chủ đề xuyên suốt quá trình thực hiện kế hoạch

  6. Đo lường, đánh giá liên tục để điều chỉnh cho hiệu quả

Kỹ năng copywriting nào cũng cần có

Để trở thành một copywriter thành công, bạn cần là người có khả năng chịu áp lực công việc cao, có khả năng làm nhiều đầu việc cùng lúc, biết cách quản lý thời gian và thực sự đam mê với nghề. Ngoài ra, một Copywriter không thể không trau dồi những kỹ năng để có được nền tảng vững chắc trên hành trình sáng tạo nội dung.

Kỹ năng nghiên cứu

Để bán hàng thành công cần hiểu được mình, hiểu khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Do đó, kỹ năng nghiên cứu trước khi xây dựng bất kỳ nội dung nào chính là yếu tố cơ bản mà Copywriter nào cũng cần có được. 

  1. Cần tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu: “Sản phẩm/dịch vụ của mình có gì nổi bật? Đâu là lợi thế cạnh tranh?”

  2. Nghiên cứu khách hàng, hiểu được khách hàng đang quan tâm đến chủ đề nào, khách hàng cần gì và thương hiệu của mình có thể đáp ứng ra sao? 

  3. Phân tích đối thủ, nắm bắt cơ hội để “nói lên” những điều chưa đối thủ cạnh tranh nào từng đề cập


ky-nang-nghien-cuu-cua-copywriter

Người làm sáng tạo nội dung trong quá trình nghiên cứu cần tìm hiểu, đào sâu hơn vào vấn đề từ các tài liệu nhàm chán, khô khan với đầy “thuật ngữ kỹ thuật” đến các con số thống kê thị trường. Nắm bắt cái cốt lõi và truyền tải đến khách hàng theo hướng “làm mới” nó để đánh vào tâm lý khách hàng, đây chính là bí quyết để thành công. 

Viết tốt là lợi thế 

Nhiều người cho rằng Copywriter thì cần gì viết cho hay, và đúng là viết văn hay chưa chắc đã làm copywriting hiệu quả. Thế nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn có kỹ năng viết tốt, nhanh nhạy và có thể nắm vững cách sử dụng các yếu tố thuộc về nội dung quảng cáo như title, đoạn sapo, từ khóa, cách tạo điểm nhấn hay diễn đạt thế mạnh của sản phẩm/dịch vụ… 


ky-nang-viet-content

Là một Copywriter, ngôn từ sẽ chính là công cụ luôn đồng hành trên con đường sáng tạo nội dung của bạn. Sai lầm nhiều người mắc phải chính là nhồi nhét nội dung và từ khóa vào bài một cách thiếu tự nhiên và truyền tải thông điệp một cách cũ kỹ “sáo mòn”. Thử nghĩ lại, một ngày bạn bắt gặp bao nhiêu bài viết có thể để lại ấn tượng trong bạn? Nếu kỹ năng viết yếu, không được trau dồi thì bạn cũng sẽ thất bại dù cho thông điệp có hấp dẫn ra sao. 

Suy nghĩ bên ngoài chiếc hộp

Thinking out of the box (Suy nghĩ bên ngoài chiếc hộp) là cách nói về những tư duy, lối suy nghĩ khác biệt và không theo lối mòn. Và với người làm Copywriting, suy nghĩ bên ngoài chiếc hộp sẽ thể hiện rõ qua ngôn ngữ, ngôn từ sáng tạo. Và hiển nhiên, đây là trong số các kỹ năng copywriting mà một người làm Content Creator nào cũng phải có. 


copywriting-la-gi-2

Là một người sáng tạo nội dung, bạn đã thực sự phân biệt được đâu là nội dung tạo động lực và đâu nội dung sáng tạo thông thường chưa? Nội dung có mới và hấp dẫn đến đâu nhưng không thể “kích nổ” về mặt cảm xúc thì cũng trở nên vô nghĩa mà thôi. Quan trọng là bạn hiểu cách làm thế nào để “làm mới” những điều tưởng chừng đã cũ, đã quen thuộc và đưa chúng tiếp cận gần hơn với khách hàng. 

Hiểu và áp dụng nghệ thuật bán hàng

David Ogilvy – mệnh danh là “ông tổ” của Marketing hiện đại từng nói: “If It Doesn’t Sell, It Isn’t Creative” (tạm dịch: “Nếu không bán được hàng thì nó chẳng có gì là sáng tạo”). Bạn phải hiểu Copywriting đôi khi chính là bán hàng và ở đây người làm Copywriter sẽ bán những “con chữ”. 

Nghĩa là bạn phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để nhìn nhận và hiểu được tâm lý của họ, dùng ngôn từ để thể hiện sự đồng cảm. Từ đó khuyến khích khách hàng ra quyết định sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu. Lưu ý khi xây dựng nội dung, đừng làm quá mọi thứ lên mà hãy chân thành để tạo niềm tin nơi khách hàng. 

Kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ

Để công việc diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn, Copywriter cũng cần học thêm nhiều kỹ năng khác để hỗ trợ. Trong số đó phải kể đến kỹ năng máy tính thành thạo:

  1. Thời đại số như hiện nay, Copywriter nào cũng cần hiểu biết và sử dụng thành thạo máy tính và internet. Cơ bản nhất bạn cần phải biết phần mềm soạn thảo văn bản (Word), biết tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm Google hay Bing, tạo email, gửi và nhận… Hiển nhiên không ai có thể trở thành copywriter chỉ với cây bút hay quyển sổ. 

  2. Các phần mềm khác để nâng cao kỹ năng Copywriting như: phần mềm thiết kế đồ họa (Photoshop, AI, AE, Canva…), phần mềm thuyết trình (PowerPoint, Prezi,…), phần mềm tối đa hóa công cụ tìm kiếm SEO,…


ky-nang-su-dung-cong-cu-copywriting

Kết luận

Bạn có đặt ra câu hỏi liệu có phải Copywriter nào cũng có đủ những kỹ năng copywriting nêu trên? Câu trả lời cho bạn là “rất hiếm”. Ngành nghề nào cũng vậy, mỗi người làm nghề sẽ có cho mình một vài yếu tố nổi bật và số khác thì yếu hơn. Thế nhưng, nếu bạn có thể trau dồi và có được nhiều kỹ năng và kiến thức thông qua trải nghiệm, bạn có thể sẽ tiến nhanh hơn trên hành trình sáng tạo nội dung đầy thú vị này.

SEO Website chính là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp luôn quan tâm. Nếu bạn đang tìm dịch vụ SEO hiệu quả uy tín và chất lượng, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với SEO VietNam để nhận tư vấn:








Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Gửi yêu cầu


Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page