Từ khóa, backlinks hay nội dung chuyên sâu giá trị đều ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng của trang web trong các công cụ tìm kiếm. Và một tính năng mà nhiều người làm SEO không quá chú trọng nhưng cũng góp phần làm nên thành công cho SEO Website chính là Breadcrumb. Đây là một tính năng điều hướng tuyệt vời không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn giúp tăng thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm. Cùng tìm hiểu xem Breadcrumb là gì và cách ứng dụng tính năng hữu ích này để tối ưu Website!!
1. Breadcrumb là gì?
Breadcrumb là các yếu tố điều hướng trang web được ứng dụng để cải thiện UX (trải nghiệm người dùng) và khả năng thu thập thông tin tốt hơn cho khách truy cập web. Breadcrumb đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ trực quan hiệu quả, nó cho biết vị trí của người dùng trong hệ thống được phân cấp của trang web. Tính năng này làm cho điều hướng Breadcrumb trở thành nguồn thông tin tuyệt vời giúp người dùng trả lời những câu hỏi: “tôi đang ở đâu trong trang web?”, “tôi có thể tìm thấy trang đã truy cập ở đâu?”,…

Breadcrumb là gì?
2. Tầm quan trọng của Breadcrumb với Website
Rất nhiều người làm SEO bỏ qua Breadcrumb trong quá trình tối ưu SEO cho trang web. Có lẽ bởi họ chưa thật sự hiểu được vai trò hay những lợi ích mà yếu tố nhỏ bé này có thể mang lại cho trang web.
2.1. Cải thiện trải nghiệm người dùng (UX)
Breadcrumb tương tự như một bản đồ thu nhỏ mang đến cho khách hàng truy cập cái nhìn trực quan về vị trí của mình trên trang và từ đó dễ dàng đi đến hoặc trở lại các trang đã truy cập để tìm kiếm thông tin mình cần. Nhờ có Breadcrumb mà trang web được tối ưu UX, mang đến trải nghiệm mượt mà, đơn giản và khiến người dùng bỏ ra nhiều thời gian để lưu lại web hơn.

Breadcrumb giúp cải thiện trải nghiệm người dùng.
2.2. Cải thiện thứ hạng trang web
Breadcrumb không chỉ giúp tối ưu UX mà còn khiến cho Google “hài lòng” bởi nó giúp công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc của Website. Google hiện nay cũng đã hiển thị Breadcrumb trong các trang kết quả tìm kiếm. Cấu trúc web rõ ràng giúp trang của bạn trở nên thật nổi bật và thu hút người dùng hơn, tỷ lệ nhấp chuột (CTR) từ đó cũng tăng và dẫn đến là cải thiện thứ hạng trang web trên SERPs.
2.3. Giảm tỷ lệ thoát trang
Exit Rate hay Bounce Rate có thể không phải là một yếu tố xếp hạng trang web trực tiếp nhưng nó cũng mang lại tác động nhất định. Tỷ lệ thoát cao có thể chỉ ra rằng trang web đang gặp các vấn đề với UX – trải nghiệm người dùng mà Breadcrumb có thể giúp cải thiện hữu ích.
Giả sử bạn đang tìm kiếm một mẫu son thỏi mới trên Shopee. Bạn tìm thấy mẫu này nhưng nó không đúng với những gì bạn đang tìm. Sử dụng Breadcrumb để dễ dàng điều hướng trở lại mục “son thỏi” và tìm một sản phẩm khác.

Breadcrumb giúp giảm tỷ lệ thoát trang.
Điều này thực sự tốt cho trang web bởi nó có thể ngăn người dùng quay lại Google và truy cập một trang web khác tương tự.
3. Các loại Breadcrumb
Breadcrumb được chia thành 3 loại chính:
Location Breadcrumb
Path Breadcrumb
Attribute Breadcrumb
Mỗi loại sẽ phục vụ một mục đích riêng, do đó trước khi thêm bất kỳ loại nào vào trang web, bạn cũng cần tìm ra loại đường dẫn điều hướng nào sẽ phù hợp nhất với trang web của bạn.
3.1. Location Breadcrumb – Breadcrumb theo địa điểm
Breadcrumb theo địa điểm là loại đường dẫn điều hướng dựa vào cấu trúc của một trang web. Chúng giúp người dùng truy cập hiểu và điều hướng theo hệ thống phân cấp trang web của bạn. Đây là loại Breadcrumb phổ biến nhất hiện nay, nó cho người dùng biết họ đang ở đâu trong cấu trúc web và dễ dàng điều hướng quay lại trang chủ hoặc một trang bất kỳ trước đó.

Location Breadcrumb – Breadcrumb theo địa điểm.
3.2. Path Breadcrumb – Breadcrumb theo đường dẫn
Loại điều hướng Breadcrumb này hiển thị đường dẫn hay danh mục mà người dùng đã từng truy cập tương tự như lịch sử duyệt web, do đó nó còn được gọi là Breadcrumb theo lịch sử. Tuy nhiên hiện nay nó chưa được ứng dụng nhiều trên các trang web. Bởi người dùng thường truy cập lung tung từ trang này sang trang khác, path Breadcrumb khiến họ khó có thể nhận biết được chính xác vị trí của mình trong cấu trúc web. Và tính năng này cũng dễ dàng bị thay thế bởi nút “Back” trong trình duyệt.
Ví dụ: Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về SEO và đã truy cập vào các bài viết khác nhau, breadcrumbs theo đường dẫn sẽ hiển thị dạng như sau:

Path Breadcrumb – Breadcrumb theo đường dẫn.
3.3. Attribute Breadcrumb – Dựa trên thuộc tính
Breadcrumb theo thuộc tính liệt kê các danh mục cho trang cụ thể mà thường là danh mục sản phẩm. Loại điều hướng này rất hữu ích cho các trang web thương mại điện tử bởi các trang web này thường chứa rất nhiều các sản phẩm cùng thuộc tính phân loại khác nhau. Ví dụ, đối với mặt hàng “Tã em bé”, các trang web thương mại điện tử có thể phân loại sản phẩm theo các thuộc tính khác nhau như: độ tuổi, mức giá, nhà sản xuất,… Các kết quả phân loại này được hiển thị dưới dạng attribute Breadcrumb.

Trang này hiển thị tất cả các sản phẩm có thuộc tính “hàng nội địa”.
4. Khi nào nên sử dụng Breadcrumb?
Breadcrumb mang đến người dùng rất nhiều lợi ích và cấu trúc Website cho Website có nhiều hơn 2 phần tử trong đường dẫn. Đặc biệt, đối với các Website lớn và có nhiều cấp độ nội dung sẽ hưởng lợi rất nhiều từ Breadcrumb. Điển hình, các Website e-commerce sở hữu nhiều sản phẩm, danh mục, tìm kiếm theo từng khía cạnh hay các trang thông tin nhiều danh mcu5 sẽ cần sử dụng Breadcrumb.
5. Làm thế nào tối ưu Breadcrumb cho Website?
Breadcrumb có vai trò rất lớn cho sự tăng trưởng của Website. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng thì bạn sẽ không thể nào đạt được hiệu quả như mong đợi.

Tối ưu Breadcrumb cho Website đúng cách.
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần phải thuộc nằm lòng để tối ưu hóa Breadcrumb cho Website:
5.1. Breadcrumb phải hướng đến người dùng
Bạn cần đặt lợi ích người dùng lên hàng đầu khi bạn cần tạo Breadcrumb. Sau đó mới đến lợi ích cho SEO. Bạn không nên lạm dụng Breadcrumb và nhồi nhét từ khóa khiến ảnh hưởng trải nghiệm người dùng và tăng tỷ lệ thoát trang, giảm lượt click, giảm lượng truy cập,..
5.2. Vị trí của Breadcrumb ở đâu?
Bạn nên đặt Breadcrumb ở đầu trang, trên page Title và dưới top Navigation (nếu có) vì đây chính là vị trí mà người đọc nhìn thấy dễ dàng và click vào khi cần.
5.3. Thiết kế Breadcrumb là làm gì?
Breadcrumb cần có kích thước hợp lý và phù hợp với tổng thể của Website. Nó không nên chiếm quá nhiều diện tích hay nổi bật quá bởi vì nó sẽ khiến người đọc chú ý hơn top menu và page title
Bạn cũng không nên link Breadcrumb đến chính nó. Bạn cần ghi đề mục và in đậm ở vị trí trang hiện tại cho người dùng biết.