Tăng lượng click website với một số cách đơn giản
Điều quan trọng khi làm SEO đó là làm sao để từ khoá lên top. Vượt qua phong ba bão táp thuật toán của Google, cạnh tranh của đối thủ, bạn đặt những bước chân mãn nguyện lên trang nhất, sau đó đinh ninh rằng tương lai tươi sáng đang chờ ở phía trước.
Ngày qua ngày, bạn bắt đầu hoang mang: họ search ra bạn, nhưng không nhấn vào bạn.
Tại sao lại như vậy và làm sao để khắc phục? Cùng SEO VietNam tìm hiểu cách tăng lượng click tự nhiên vào website sau.
I. Yếu tố nào giúp tăng lượng click vào website?
Trên trang nhất của Google có 10 vị trí dành cho từ khóa lên top tự nhiên và đây là 10 vị trí thường được người dùng quan tâm và click nhiều nhất. Chính vì vậy, những người làm SEO luôn cố gắng đưa website của mình lọt vào top 10 kết quả này.
Nhiều người nghĩ rằng những vị trí đầu tiên như 1, 2, 3 sẽ được khách hàng quan tâm nhất. Nhưng điều này chưa chính xác bởi người dùng không chỉ click vào những vị trí top mà họ còn click vào những kết quả hấp dẫn được họ mặc dù nó nhằm ở những vị trí sau cùng trên trang nhất.
Và bây giờ, việc của bạn là làm sao tối ưu được các yếu tố sau để website của mình không nằm trong top 3 nhưng vẫn có thể thu hút người click vào nó.
1. Tiêu đề nổi bật dễ hấp dẫn người xem hơn
Tiêu đề là một yếu tố rất quan trọng để giúp tăng lượng click vào website bởi theo thói quen người dùng sẽ đọc tiêu để trước khi click vào nó. Vì vậy, tiêu đề độc đáo, hấp dẫn và nổi bật sẽ làm người dùng bị thu hút. Lúc này, vị trí của bạn trên trang nhất sẽ không còn quan trọng như trước.
Giữa nhiều tiêu đề na ná nhau, bạn nổi lên với tiêu đề hay và độc. Cái này gọi là: biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Chẳng hạn như ví dụ sau đây:
Để lựa chọn mua một loại mực máy in, SEO VietNam đã tìm kiếm và cho kết quả như bên dưới. Bạn có thể thấy 3 kết quả đầu tiên có tiêu đề không mấy hấp dẫn và hơi chán khiến người xem không muốn click vào. Tuy nhiên ở vị trí thứ 4 bạn có thể dễ dàng nhận thấy một tiêu để khá thu hút và ấn tượng khi đưa ra được yếu tố giá để thu hút người đọc.

Ví dụ trên chỉ xét trên khía cạnh tiêu đề, chưa xét đến thẻ mô tả, schema markup…
2. URL phải dễ đọc và Google dễ nhận biết
Trong kết quả tìm kiếm của Google URL sẽ được hiển thị dưới tiêu đề của bài viết, đây là phần giúp người dùng xác định được địa chỉ trang web mà họ chuẩn bị truy cập vào có an toàn và uy tín hay không.
Ngoài ra, khi tạo URL bạn nên đặt thật ngắn để người dùng dễ nhớ và nội dung của URL phải thật rõ ràng, chứa được từ khóa, đảm bảo bao quát được nội dung của bài viết đó.
Ví dụ bên dưới sẽ giúp bạn thấy rõ được ảnh hưởng của URL đến lượng click chuột vào website:
Trong cùng một chủ đề tập Yoga, Google trả về kết quả tìm kiếm như bên dưới. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy URL 1 nổi bật hơn URL 2 nhờ vào số ký tự không quá dài, được ngăn cách bởi dấu gạch nối, bao quát được nội dung bài viết về chủ đề các bài tập Yoga. Tuy nhiên, khi nhìn vào URL thứ 2 bạn sẽ cảm thấy nghi ngờ về đường dẫn này bởi nó khá phức tạp khi vừa có cả ký tự thường, in hoa và ký tự đặc biệt. Đồng thời ở URL 2 nội dung của nó lại không rõ ràng và cụ thể, làm cho người dùng nghi ngờ mình sẽ dẫn tới một trang web xấu.

URL rõ ràng giúp tăng độ tin cậy cho người viết
3. Mô tả giúp tổng quan được nội dung bài viết
Thẻ mô tả trong bài viết có thể sẽ không giúp cải thiện được thứ hạng trên kết quả tìm kiếm nhưng nó chắc chắn giúp tăng lượng click cao hơn nếu như được tối ưu tốt. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò giải nghĩa cho tiêu đề được rõ ràng hơn và giúp người xem có thể hình dung được nội dung bên trong bài viết có đúng như mình mong muốn hay không.
Khi viết mô tả phải làm sao cho thật tinh tế và khéo léo để gây tò mò, khơi dậy được sự quan tâm và mong muốn của khách hàng khi đọc. Như ví dụ dưới đây:

Thẻ mô tả hay giúp kích thích mong muốn nhấp vào xem của người đọc
Kết quả tìm kiếm từ khóa “giấy dán tường 3D” sẽ ra rất nhiều website khác nhau. Hãy để ý đến phần mô tả của từng website nhé! Phần mô tả của website được đánh dấu có vẻ hấp dẫn hơn những website khác, mặc dù nó ở vị trí thấp hơn nhưng có thể lượng click của nó sẽ cao hơn những bài viết bên trên.
4. Hiển thị Rich Snippets trong kết quả tìm kiếm
Ngoài 3 yếu tố cơ bản khi hiển thị trên kết quả tìm kiếm trên thì một đoạn thông tin đặc biệt được thêm vào và xuất hiện trên kết quả tìm kiếm gọi là Rich Snippets được xem là yếu tố tăng độ tin cậy và làm cho website trở nên nổi bật hơn khi xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm.

Ví dụ về website có Rich Snippets
Bên cạnh đó, nó còn là yếu tố giúp tăng cao lượng click vào website nhờ vào những lợi ích như :
Giúp khách hàng dễ dàng hình dung được những nội dung có liên quan trong bài viết.
Cung cấp thêm một số thông tin và bằng chứng đáng tin cậy như xếp hạng đánh giá, hình ảnh, giá trị sản phẩm…
Đưa được đúng thông tin cần thiết mà người dùng quan tâm trước khi họ click vào.
Sau khi xác định được các yếu tố giúp tăng lượng click tự nhiên vào website bạn cần phải biết cách tối ưu những yếu tố này để mang lại hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, còn một số cách tối ưu hiệu quả khác mà SEO VietNam đã bật mí ở đây:
II. Tối ưu các yếu tố để tăng lượng click tự nhiên
Một website sẽ có nhiều trang, mỗi trang sẽ có lượng tìm kiếm và truy cập khác nhau. Nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là rà soát lại danh sách những trang có lượng tìm kiếm cao, nhưng lượng click vào thấp lè te để tìm cách tối ưu lại bài viết đó nhằm tăng lượng click cho website.
Để thực hiện được bạn cần có:
Tài khoản Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tool).
Hiểu về thẻ tiêu đề, thẻ mô tả.
Biết cách thay thẻ tiêu đề và thẻ mô tả trong website.
1. Lấy danh sách lượng view, click… của từng trang
Hãy vào Google Search Console => Performance.
Đây là thống kê lượng view, click, vị trí, CTR dựa trên từ khoá, trang web…

Mặc định sẽ thống kê lượng click dựa trên từ khoá
Total Clicks (tổng lượng click vào trang web): lượng người xem thấy trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm, và click vào. Nếu người xem không click vào, click sẽ không được tính.
Total Impressions (tổng lượng hiển thị): ví dụ người xem tìm kiếm từ khoá XYZ, trang web của bạn nằm ở trang thứ hai Google. Nếu người xem mở tới trang thứ 2 dù thấy hay không thấy trang web của bạn, impression vẫn được tính. Ngược lại impression sẽ không được tính. Do đó lượng impression luôn > lượng click.
Average CTR (tỉ lệ chuyển đổi) bằng (lượng click/ lượng impression) * 100. CTR càng cao thì càng tốt.
Average Position (vị trí trung bình): vị trí trung bình của những vị trí cao nhất mà trang web của bạn đạt được. Ví dụ, trong quá trình tìm kiếm trang web của bạn đạt được 3 vị trí khác nhau là: 2, 4, 6, vậy position sẽ là 2. Lần tìm kiếm tiếp theo nằm ở các vị trí là 3, 5, 9, vậy vị trí trung bình sẽ là (2+3)/2=2.5. Do đó bạn thấy position thường là số thập phân.
Tiếp theo, bạn hãy nhấp Pages để chọn mục cần xem là danh sách các bài viết.
=> nhấp vào bộ lọc ở vị trí số (2) như hình bên dưới và chọn những thông tin mà mình muốn xem (3).
Trong ví dụ này, SEO VietNam sẽ xem toàn bộ các thông tin như Page, Click, Impressions, CTR, Position.

Chọn những thông tin cần xem kết quả