top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

Sitemap là gì? Cách tạo sơ đồ trang web cho website

Sitemap là một tập tin chứa tất cả thông tin của website gồm tất cả các URL của trang web. Nó dẫn dắt Google Bot đi đến các nội dung website và tối ưu hóa SEO technical hiệu quả. Sau đây, SEO VietNam mời bạn tìm hiểu về sitemap là gì? Cách tạo sitemap ra sao?


1. Sitemap là gì?

Sitemap hay còn gọi là sơ đồ trang web là tệp chứa đựng thông tin của website bao gồm tất cả các URL được sắp xếp phân tầng. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm nhanh chóng nhận ra thông tin mà trang web của bạn ưu tiên, thu thập dữ liệu hiệu quả hơn và hiển thị kết quả tìm kiếm trên trang thông minh hơn.

sitemap là gì

Sitemap là tệp chứa đựng thông tin của website gồm tất cả các URL được sắp xếp phân tầng.


2. Các loại sitemap phổ biến

2.1. Về cấu trúc 

Hiện nay, có 2 loại sitemap phổ biến mang lại nhiều lợi ích cho SEO.

2.1.1. Sitemap HTML

Đây là dạng sitemap được thiết kế để người dùng dễ dàng tìm kiếm trên trang web. Tùy theo quy mô của website mà sơ đồ trang web được phân chia theo nhiều cấp độ, quy mô càng lớn thì phân chia càng chi tiết. 

Đặc điểm: 

  1. Cung cấp chuyển hướng dễ dàng cho người dùng. 

  2. Dựa vào tính thân thiện thúc đẩy thứ hạng của website. 

2.1.2. Sitemap XML

Sitemap XML được tạo nên dưới dạng file sitemap.xml dành cho bot công cụ tìm kiếm. Với mục đích dành cho các công cụ tìm kiếm nên danh mục này càng đầy đủ càng tốt, dĩ nhiên cần loại bỏ những trang con mà bạn không muốn khai báo.

Đặc điểm: 

  1. Chứa các metadata chung với URL của website. 

  2. Chứa thông tin về thời gian cập nhật. 

2.2. Về dạng 

Với sitemap dạng này giúp Google thu thập dữ liệu theo cách phù hợp hơn cho các kiểu website như website tin tức, website sử dụng media,… Website sitemap này bao gồm:

  1. Sitemap Index: tập hợp các sơ đồ trang web được đính kèm và được dùng để đặt trong file robots.txt

  2. Sitemap-category.xml: tập hợp cấu trúc của các danh mục trên website.

  3. Sitemap-products.xml: dành cho các link chi tiết về các sản phẩm trên trang.

  4. Sitemap-articles.xml: dành cho các link chi tiết của từng bài viết trên website.

  5. Sitemap-tags.xml: dành cho các thẻ trên website.

  6. Sitemap-video.xml: dành riêng cho video trên các page, website.

  7. Sitemap-image.xml: dành cho các link về hình ảnh.

sitemap theo dạng

Sitemap dạng này giúp Google thu thập dữ liệu phù hợp và dễ dàng hơn cho các kiểu website như website tin tức, media,…


3. Tại sao cần dùng Sitemap?

Sitemap giúp người dùng dễ sử dụng website, tăng trải nghiệm người dùng và đây chính là yếu tố được Google đánh giá cao giúp ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng website trên trang tìm kiếm. Hơn nữa, việc xuất hiện các keywords chính sẽ giúp trang web tăng cạnh tranh thứ hạng.

3.1. Tại sao sitemap lại quan trọng trong SEO?

– Sitemap ảnh hưởng đến quá trình SEO: sitemap góp phần thông báo Google biết trang web chuẩn SEO hay không. Khi bạn vừa đăng một bài viết nào đó trên website mà chưa được index thì sitemap là công cụ khai báo đến công cụ tìm kiếm Google về sự hiện diện của bài viết này và Google sẽ index nhanh chóng.

– Thúc đẩy Google index website: đối với các website mới vừa thành lập, việc index sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Trong trường hợp này, sitemap giúp cho các bot của Google tìm kiếm website nhờ việc thông báo Google.

– Tăng trải nghiệm người dùng: người dùng có thể hiểu bao quát cấu trúc trang web, hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin họ cần một cách chính xác. Sitemap càng phân cấp rõ ràng thì bạn càng có nhiều cơ hội nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng lượt traffic cho website của bạn.

>> Sitemap cũng là một yếu tố quan trọng khi SEO Audit. Vậy SEO Audit là gì?

3.2. Các website nào cần tạo sitemap? 

Đối với công cụ tìm kiếm Google, nếu website bình thường và không có quá nhiều trang hay media và được liên kết đúng cách thì bot Google vẫn có thể tiếp cận được nội dung website mà không cần dùng đến sitemap. Tuy nhiên, nó chính là tiêu chí giúp tối ưu SEO và sau đây là các trường hợp đặc biệt mà bạn cần tạo sitemap:

  1. Các website mới tạo hay đã có nhiều nội dung nhưng chưa có internal link thì nên tạo XML sitemap nhằm giúp Google index nhanh hơn.

  2. Các website thương mại điện tử chứa nhiều danh mục lớn hay hàng trăm mục phụ cần dùng sitemap để Google bot có thể thu thập thông tin hiệu quả và hiển thị kết quả tìm kiếm chính xác nhất.

  3. Nếu nội dung trang web của bạn bị copy hay được dùng nhằm trích dẫn cho các website thì sitemap sẽ chứng minh công cụ tìm kiếm Google rằng bài viết của website bạn là bài viết gốc được lưu trữ thông tin tại sitemap.

các website nào cần tạo sitemap

Sitemap giúp tối ưu SEO hiệu quả.


4. Hướng dẫn tạo sitemap cho website 

4.1. Cách tạo HTML Sitemap

4.1.1. Tạo HTML Sitemap cho WordPress

Đối với website dùng nền tảng WordPress, plugin Simple Sitemap chính là một giải pháp tối ưu. Nó tích hợp cho website tính năng xây dựng cũng như thiết kế HTML sitemap trực tiếp bằng trình soạn thảo mặc định vô cùng dễ dàng và tiện lợi.

4.1.2. Tạo HTML Sitemap thủ công

Với phương pháp tạo HTML sitemap thủ công, bạn có thể dùng tag <ol> hay <ul> kết hợp CSS để HTML Sitemap đúng ý bạn nhất.

4.2. Cách tạo XML Sitemap

4.2.1. Tạo XML Sitemap cho Website WordPress

4.2.1.1. Hướng dẫn cách tạo XML Sitemap bằng Yoast SEO

Yoast SEO là plugin phổ biến giúp tối ưu SEO cho website dùng nền tảng WordPress. Nó cung cấp nhiều công cụ giúp website tối ưu chuẩn SEO đầy đủ gồm tính năng tạo XML sitemaps.

Bước 1: Cài đặt và kích hoạt Yoast SEO

Bạn có thể cài Yoast SEO tại kho Plugin của WordPress hoặc tải về từ link: https://wordpress.org/plugins/wordpress-seo/. Bạn kích hoạt Yoast SEO sau khi cài đặt xong.

tạo sml sitemap bằng yoast seo

Cài đặt và kích hoạt Yoast SEO.


Bước 2: Mở cài đặt nâng cao cho các trang

Sau khi đã kích hoạt xong, bạn kích hoạt tính năng nâng cao qua các thao tác:

  1. Chọn Yoast SEO ở thanh điều khiển => Click Dashboard.

  2. Chọn tab Features => Click vào Advanced setting pages => chuyển sang Enabled để kích hoạt tính năng chỉnh sửa nâng cao.

tạo sml sitemap bằng yoast seo

Sau khi kích hoạt Yoast SEO, bạn cần kích hoạt tính năng nâng cao.


Bước 3: Kích hoạt XML Sitemap

Sau khi đã kích hoạt chỉnh sửa nâng cao, bạn sẽ kích hoạt XML sitemap thông qua thao tác:

  1. Chọn mục XML Sitemaps mới xuất hiện ở thanh điều khiển.

  2. Chuyển sang Enabled để kích hoạt XML Sitemaps.

Tại đây, bạn chỉnh sửa file XML sitemap như max entries, các post không được xuất hiện,… Nếu website bình thường không yêu cầu đặc biệt, bạn không cần chỉnh gì cả.

Bước 4: Kiểm tra