top of page

Schema là gì? Ứng dụng Schema Markup tăng cường sức mạnh website

Schema được biết đến là cách tuyệt vời để giúp trang web của bạn nổi bật hơn so với các đối thủ SEO. Cộng đồng SEO hiện nay đang ứng dụng Schema một cách phổ biến để tăng cường sức mạnh cho website. Vậy chính xác “Schema là gì?” và cách cài đặt Schema Google cho trang web ra sao, cùng SEOVietNam tìm hiểu ngay!!!

Schema là gì?

schema-la-gi-1

Schema là gì?


Schema (hay còn gọi là Schema.org, Schema Markup) là một đoạn mã code HTML dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (structured data). Nó được tạo ra bởi một nhóm các kỹ sư của Google, Microsoft, YandexYahoo. Schema là một trong những hình thức mới của Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), cho phép bạn tăng thứ hạng của trang web trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) bằng cách cung cấp các đoạn thông tin hữu ích và kịp thời cho các khách truy cập tiềm năng. 

Tại sao lại cần Schema Markup?

Đối với bot tìm kiếm

Theo thống kê cho thấy, hiện nay có đến 1,9 tỷ website đang hoạt động trên toàn thế giới. Với vô số từ ngữ, cách diễn giải và ngữ cảnh phức tạp, các bot tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm không dễ dàng để có thể hiểu hết được. 

Ví dụ: Với truy vấn về cụm từ “Domino”, nó có thể đang đề cập đến trò chơi domino hoặc cũng có thể là về chuỗi cửa hàng pizza Domino của Mỹ. Điều này gây khó khăn cho các công cụ tìm kiếm để có thể hiển thị các kết quả chính xác như người dùng tìm kiếm. 

schema-la-gi-2

Schema giúp các công cụ tìm kiếm hiểu và phân loại thông tin chính xác hơn


Do đó, schema ra đời giúp các bot tìm kiếm có thể hiểu và phân loại thông tin cụ thể, chính xác hơn. Nó giúp tạo ra các ngữ cảnh cụ thể để search engine hiểu được website đang cung cấp nội dung gì, thuộc chủ đề nào. 

Đối với người dùng 

Schema Markup làm cho trang web của bạn xuất hiện một cách nổi bật hơn trong SERPs. Nó mang đến người dùng nhiều thông tin nhanh và trọng tâm giúp người dùng dễ dàng xem xét nội dung trang web có phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ. Nhờ vậy, bạn có thể mang đến người dùng trải nghiệm tốt hơn, tăng tỷ lệ nhấp (CTR) và có khả năng cải thiện thứ hạng trang web của bạn.

Các dạng schema phổ biến

Organization Schema Markup

Schema Markup tổ chức giúp hiển thị các thông tin về tổ chức như: giới thiệu công ty, logo, thông tin liên hệ, địa chỉ, hồ sơ công ty,… trên các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm một cách nổi bật. Điều này giúp người dùng có được cái nhìn tổng quan nhất về công ty ngay lập tức mà không cần tìm kiếm quá nhiều. Người dùng dễ dàng tìm thấy những thông tin cơ bản nhất và có thể liên hệ với công ty của bạn ngay. Organization Schema cũng đưa ra tín hiệu cho thấy sự phổ biến của thương hiệu công ty bạn. 

schema-la-gi-3

Dạng Organization Schema Markup


Person Schema Markup

Person Schema Markup hiển thị các thông tin về một cá nhân cụ thể, chẳng hạn như tên, ngay sinh, địa chỉ, nghề nghiệp, tiểu sử,… Để bot tìm kiếm hiểu hơn về một đối tượng cụ thể, bạn có thể sử dụng dạng schema này. Với person schema markup, người dùng dễ dàng biết được các thông tin về đối tượng tìm kiếm hoặc xác định đây có phải là đối tượng mà người dùng cần tìm hiểu thông tin. 

schema-la-gi-4

Person Schema Markup cho phép biết được thông tin cơ bản về một cá nhân


Local Business Schema 

Dạng schema markup này rất phù hợp cho các doanh nghiệp địa phương – thường là chi nhánh của một tổ chức lớn. Nó giúp người dùng tìm thấy các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như địa chỉ, giờ mở cửa, loại hình kinh doanh, thông tin liên hệ, v.v. Với schema dạng local business, nó giúp bạn xây dựng danh sách Google My Business phong phú và chi tiết hơn. Đồng thời cũng tối ưu hóa trang web cho local SEO.  

schema-la-gi-5

Local Business Schema Markup


Product Schema Markup

Product Schema là gì? Product Schema được sử dụng để bán một mặt hàng cụ thể như một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Nó cho phép hiển thị các thông tin về sản phẩm như giá cả, tình trạng hàng hóa, các thông số sản phẩm hay đánh giá bởi người dùng,… Nhờ có product schema, sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nó cũng giúp người dùng dễ nắm bắt thông tin và so sánh dễ dàng với các đối thủ khác cũng như tạo nhiều cơ hội để người dùng click vào trang web của bạn. 

schema-la-gi-6

Làm nổi bật các thông tin sản phẩm trên SERPs nhờ Product Schema


Breadcrumbs Schema Markup

Breadcrumbs Schema hiển thị dưới dạng đường liên kết dẫn đến một trang web. Nó giúp người dùng nhìn thấy vị trí hiện tại của họ trên trang cũng như hiển thị các danh mục của trang web một cách rõ ràng để người dùng hiểu được cấu trúc trang. Nhờ đó cũng tăng trải nghiệm người dùng và giảm tỷ lệ thoát trang. 

Sitelinks Schema 

Sitelinks Schema được sử dụng phổ biến nhất cho các tin tức hoặc bài đăng trên blog. Schema dạng này hiển thị trên các công cụ tìm kiếm dưới dạng các liên kết nằm bên dưới liên kết chính của website. Nó đưa ra nhiều đề xuất hơn cũng như điều hướng chính xác người dùng vào trang web với thông tin họ đang tìm kiếm, từ đó tăng tỷ lệ nhấp (CTR) không trả phí cho website của bạn. 

schema-la-gi-7

Sitelinks Schema đưa ra nhiều đề xuất truy cập web


Video Schema Markup

Video Schema Markup là một trong những cách tốt để giúp Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục (index) các video trên trang web của bạn. Nó cũng giúp các video của bạn xuất hiện trong “Tìm kiếm video” của Google, cùng với những video khác từ Youtube.

schema-la-gi-8

Video Schema Markup giúp tăng khả năng hiển thị video đến người dừng


Event Schema

Event Schema cung cấp các thông tin bổ sung như địa điểm, thời gian, chi phí tham dự,… cho các sự kiện đã được lên lịch (như hội thảo online, buổi hòa nhạc, workshop,…). Điều này giúp event của bạn đẹp mắt hơn, đầy đủ thông tin hơn để có thể thu hút mọi người tham gia. 

schema-la-gi-9

Thông tin chi tiết về sự kiện được ghi rõ sẽ thu hút nhiều người tham gia hơn


Review Schema Markup

Hầu hết những người dùng trước khi ra quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó cũng trải qua tìm kiếm các thông tin đánh giá, review về sản phẩm/dịch vụ. Hiển thị các thông tin đánh giá hữu ích bằng schema, người dùng trước tiên sẽ có được những thông tin cơ bản nhất và từ đó kích thích trí tò mò của họ để tiếp tục nhấp vào xem bài đánh giá. Nhờ vậy có khả năng tăng tỷ lệ nhấp (CTR) đáng kể cho trang web của bạn. 

schema-la-gi-10

Hiển thị thông tin đánh giá tổng quan cùng xếp hạng thúc đẩy người dùng truy cập để xem toàn bộ nội dung


Cài đặt schema cho trang web trên Google

Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện bằng cách sử dụng một số công cụ của Google để tạo Schema Markup cho trang web:

Bước 1: Đi tới Structured Data Markup Helper (Trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc) của Google.

schema-la-gi-11

Giao diện Trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc của Google


Bước 2: Chọn loại dữ liệu mà bạn muốn đánh dấu, chẳng hạn như: Bài viết, Sự kiện, Doanh nghiệp địa phương, Sản phẩm, Review,… Mặc dù có rất đa dạng các loại schema markup nhưng hiện tại Google chỉ cho phép sử dụng một số ít.

Bước 3: Dán URL của trang hoặc bài viết bạn muốn đánh dấu.

schema-la-gi-12

Chọn loại dữ liệu và nhập URL cần đánh dấu


Bước 4: Làm nổi bật các thông tin, thành phần của trang web bằng cách gán thẻ schema cho đúng.


schema-la-gi-13

Bước 5: Tạo HTML.

schema-la-gi-14

Nhấp chọn “Create HTML” để tạo


Bước 6: Sử dụng Structured Data Testing Tool (Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc) để biết được trang của bạn sẽ hiển thị như thế nào với schema markup. Đồng thời trang này cũng cung cấp các thông tin về lỗi cảnh báo để khắc phục. 

schema-la-gi-15

Xem cách trang web hiển thị khi cài đặt schema với Structured Data Testing Tool


Bước 7: Thêm Schema Markup đã tạo vào trang web của bạn. 

Bước 8: Theo dõi schema

Đăng nhập vào Google Search Console, đến mục Enhancements (Cải tiến) để theo dõi tình trạng của các schema markup khác nhau được áp dụng trên trang của bạn. Nếu có bất kỳ lỗi nào, bảng điều khiển sẽ thông báo lỗi chính xác ở đâu và hướng dẫn để khắc phục.

schema-la-gi-16

Đăng nhập vào Google Search Console để theo dõi tình trạng schema


Ngoài Structured Data Markup Helper của Google còn có rất nhiều công cụ khác hữu ích khác giúp bạn tạo Schema Markup.

Kết

Hy vọng bài viết SEOVietNam mang đến đã cho bạn cái nhìn tổng quan về Schema là gì và phân biệt các dạng schema markup phổ biến hiện nay. Hiểu được tầm quan trọng của nó đối với các trang web, giờ thì hãy bắt tay vào cài đặt ngay Schema Markup để tăng cường sức mạnh cho website của bạn!!

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page