top of page

Keyword Cannibalization là gì? 5 cách xử lý xung đột từ khóa

Keyword Cannibalization là tính trạng xung đột từ khóa trong SEO mà nếu bạn không phát hiện và khắc phục kịp thời thì nó có thể kéo thứ hạng các trang của bạn cùng đi xuống. Vậy thuật ngữ Keyword Cannibalization là gì? Cách xác định và xử lý như thế nào? Cùng SEOVietNam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây

Keyword Cannibalization là gì?

Keyword Cannibalization là tình trạng xung đột từ khóa hay ăn thịt từ khóa, xảy ra khi trên website của bạn có nhiều bài viết cùng xếp hạng cho một truy vấn tìm kiếm. Khi bạn chọn cùng một từ khóa cho hai hoặc nhiều bài viết, chúng sẽ từ “ăn thịt” lẫn nhau, khiến Google không biết nên xếp hạng cho kết quả nào cao hơn. 

Tình trạng “Ăn thịt từ khóa” – Keyword Cannibalization là gì?


Keyword Cannibalization thường xảy ra trong các trường hợp sau:

  1. Xây dựng kế hoạch SEO không rõ ràng, nghiên cứu từ khóa không khoa học dẫn đến từ khóa bị trùng lặp. Hay dùng các từ khóa thương hiệu làm từ khóa chính và sử dụng ở nhiều trang thay vì xây dựng Landing page cũng dẫn đến trường hợp này.

  2. Nhiều bài viết trên website viết cùng một chủ đề và sử dụng chung từ khóa chính. Một vài spammer áp dụng tình trạng này để tăng cường hiệu quả xếp hạng. Tuy nhiên cách làm này lại tạo nên các Keyword Cannibalization ăn thịt lẫn nhau gây hại cho website.

  3. Một chủ đề bị chia thành quá nhiều bài viết nhỏ có từ khóa tương tự nhau thay vì viết một bài dài, chuyên sâu.

>> Tối ưu hóa nội dung bài viết hiệu quả với từ khóa ngữ nghĩa – Semantic Keyword

Các loại “Ăn thịt từ khóa” thường gặp

Sau khi đã nắm khái niệm về Keyword Cannibalization là gì, bạn cần biết nó có những loại nào. Tùy vào từng mục tiêu và tình huống mà sẽ phát sinh những tình trạng ăn thịt từ khóa khác nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào Keyword Cannibalization cũng xấu. Cụ thể là các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Cả 2 đều xuất hiện ở trang 1 trên SERPS.

Trong trường hợp này, Keyword Cannibalization khá có lợi ích cho bạn khi càng chiếm nhiều thứ hạng cao thì website càng thu hút nhiều traffic hơn. Trường hợp này bạn cần cân nhắc thay đổi Meta Descriptions hấp dẫn và độc đáo hơn, tránh để hai trang đề cập cùng một vấn đề.