top of page

Google Business là gì? Chiến lược tối ưu hiệu quả năm 2022

Google My Business hiện được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để tối ưu SEO Local cho thương hiệu của mình trên Google. Vậy Google Business là gì? Cách đăng ký và tối ưu ra sao? Cùng SEOVietNam tìm hiểu ngay sau đây!

Google Business là gì?

Google My Business hay Google doanh nghiệp của tôi là một trong những công cụ được cung cấp miễn phí bởi Google. Công cụ cho phép bạn quản lý và tối ưu Hồ sơ doanh nghiệp trực tuyến của mình một cách dễ dàng hơn.

Trong đó, hồ sơ doanh nghiệp dùng để chỉ danh sách các thông tin về doanh nghiệp của bạn sẽ xuất hiện trên Google Search và Google Maps. Cụ thể, nó sẽ được hiển thị dưới các hình thức sau khi người dùng tìm kiếm:

Hồ sơ doanh nghiệp trên Google My Business hiển thị trên Google Search


Hồ sơ doanh nghiệp trên Google My Business hiển thị trên Google Maps


Những lợi ích của Google My Business là gì?

Sau khi tìm hiểu định nghĩa Google Business là gì, ta nhận thấy đây là công cụ vô cùng hữu ích và sẽ mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Cụ thể là những lợi ích vượt trội sau: 

Quản lý thông tin doanh nghiệp

Với Google My Business, khi khách hàng tìm kiếm doanh nghiệp bạn trên Google, họ có thể dễ dàng tìm thấy các thông tin như:

  1. Tên doanh nghiệp

  2. Địa chỉ doanh nghiệp

  3. Số điện thoại liên hệ

  4. Các sản phẩm, dịch vụ

  5. Hình ảnh công ty, cửa hàng, hoạt động…

Bên cạnh việc giúp khách hàng dễ tìm kiếm, Google My Business còn giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý thông tin của mình. Tránh trường hợp bị các đối thủ mạo nhận với những mục đích không tốt.

Tạo dựng niềm tin với khách hàng

Một doanh nghiệp sẽ được tin tưởng hơn khi cung cấp đầy đủ các thông tin chính xác trên Google. Bởi vì, nó cho thấy là Google đã ghi nhận sự tồn tại của doanh nghiệp bạn trên Google Maps. Từ đó khách hàng dễ dàng tìm thấy và kết nối với doanh nghiệp hơn.

Hơn nữa, nếu khách hàng của bạn bắt gặp các nhận xét, đánh giá tốt từ những người dùng trước để lại trên Google Maps thì niềm tin của họ sẽ càng được củng cố thêm. Chính vì vậy, bạn hãy chủ động kêu gọi khách hàng để lại những nhận xét tích cực cho doanh nghiệp mình.

Lưu ý: Trường hợp bạn bị đối thủ spam các nhận xét tiêu cực hàng loạt, hãy chủ động xóa chúng tránh để khách hàng có những cái nhìn không tốt về bạn.

Những lợi ích của Google Business là gì?


Tiếp cận khách hàng nhanh và dễ dàng hơn

Mỗi ngày có hàng triệu người truy cập và tìm kiếm thông tin trên Google. Vì thế, việc bạn cung cấp đầy đủ thông tin, hình ảnh trên Google My Business sẽ giúp tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng cao hơn đáng kể. Cụ thể khách hàng sẽ dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn thông qua những thông tin mà bạn cung cấp.

Tương tác với khách hàng

Tương tác với khách hàng là một trong những tính năng quan trọng của Trình quản lý doanh nghiệp Google. Bên cạnh việc, khuyến khích khách hàng để lại đánh giá trên Google, bạn đừng quên phản hồi, trả lời các nhận xét này một cách nhanh chóng, kịp thời. Điều này giúp gây ấn tượng tốt với khách hàng và cho thấy sự chuyên nghiệp, tận tình của trong nghiệp vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.

Khoanh vùng đúng khách hàng mục tiêu

Trong tài khoản Google My Business, bạn có thể theo dõi được lượng khách truy cập địa chỉ mỗi ngày. Từ đó khoanh vùng được đối tượng khách hàng tiềm năng của mình thường xuyên tập trung ở những khu vực nào. Điều này giúp bạn thiết lập và triển khai các chiến lược marketing đạt hiệu quả hơn.

Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Google My Business

Đăng ký tài khoản Google My Business khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện thao các bước sau đây:

Bước 1: Thêm tên doanh nghiệp của bạn

Truy cập vào link: https://business.google.com/create và đăng nhập bằng tài khoản gmail của bạn.

Tại đây, bạn có 2 lựa chọn:

  1. Nhập tên doanh nghiệp của bạn (nếu doanh nghiệp của bạn đã đăng ký rồi).

  2. Tạo doanh nghiệp mới (nếu doanh nghiệp của bạn chưa đăng ký).

Truy cập vào Google My Business để tạo doanh nghiệp mới


Sau khi nhấn vào “Thêm doanh nghiệp của bạn vào Google” bạn sẽ được yêu cầu điền tên và danh mục kinh doanh mới của mình.

Nhập tên doanh nghiệp và chọn danh mục kinh doanh của bạn


Bước 2: Thêm vị trí doanh nghiệp của bạn

Tiếp theo, bạn khai báo địa chỉ doanh nghiệp chính xác cho Google. 

Chọn “Có” để nhập địa chỉ doanh nghiệp


Nhập địa chỉ doanh nghiệp chính xác của bạn


Bước 3: Thêm thông tin liên hệ

Ở bước này, bạn cần khai báo các thông tin số điện thoại và URL website doanh nghiệp của bạn cho Google.

Thêm thông tin số điện thoại doanh nghiệp bạn cho Google


Bước 4: Xác minh thông tin doanh nghiệp

Sau khi khai báo số điện thoại liên lạc, bạn sẽ được yêu cầu lựa chọn cách xác minh thông tin. Bạn có thể lựa chọn “Gọi” hoặc “Nhắn tin” đến số điện thoại đã khai báo để xác thực.

Chọn phương thức xác minh thông tin Google My Business


Bước 5: Hoàn thành đăng ký Google My Business

Sau khi hoàn tất xác minh thông tin, bạn đã đăng ký tài khoản quản lý Doanh nghiệp Google thành công. Sau đó, bạn vào Tùy chỉnh tiểu sử để bổ sung thêm các thông tin như:

  1. Giờ đóng cửa, mở cửa

  2. Các sản phẩm, dịch vụ

  3. Mô tả về doanh nghiệp

  4. Hình ảnh, video doanh nghiệp…

Cách tối ưu hóa sự hiện diện doanh nghiệp trên Google 

Cách gia tăng mức độ hiển thị trên internet và tiếp cận nhanh hơn với khách hàng thông qua Google Business là gì? Dưới đây là những cách tối ưu Hồ sơ GMB hiệu quả giúp nâng cao thứ hạng của doanh nghiệp trên Google Search và Google Maps:

Thường xuyên cập nhật thông tin doanh nghiệp

Thông tin của doanh nghiệp luôn phải đảm bảo chính xác và được cập nhật thường xuyên. Trường hợp doanh nghiệp bạn có những thay đổi về địa chỉ, số điện thoại, sản phẩm/ dịch vụ,… Bạn cần nhanh chóng thay đổi và cập nhật kịp thời để khách hàng tiếp cận đúng thông tin khi họ tìm kiếm.

Xây dựng Hồ sơ Google Business chuyên nghiệp

Dù bạn đã hoạt động trên trình quản lý doanh nghiệp Google một thời gian dài hay chỉ mới đăng ký gần đây, thì việc tối ưu trang thông tin doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn là vô cùng cần thiết. Điều này giúp tạo được ấn tượng tốt với khách hàng và khiến họ dễ dàng ghi nhớ doanh nghiệp của bạn hơn.

Cách xây dựng hồ sơ chuyên nghiệp trên Google doanh nghiệp là gì?


Vậy cách xây dựng hồ sơ chuyên nghiệp trên Google doanh nghiệp là gì? Hãy tham khảo một vài cách tối ưu sau đây:

  1. Chia sẻ ảnh doanh nghiệp: gồm ảnh biểu trưng (giúp khách hàng nhận ra doanh nghiệp của bạn), ảnh bìa (mô tả rõ ràng nhất loại hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động), hình ảnh doanh nghiệp (các hình ảnh độc đáo và thu hút khách hàng về doanh nghiệp).

  2. Phản hồi đánh giá của khách hàng: Đừng “lặng im” trước những đánh giá, nhận xét của khách hàng trên Google Maps. Khi trả lời những bình luận này, bạn có thể cho khách hàng thấy rằng doanh nghiệp rất quan tâm đến cảm nhận của họ. Đồng thời, hành động đó còn giúp bạn “ghi điểm” trong mắt khách hàng.

  3. Kết hợp quảng cáo Google Ads: hãy khai thác thông tin khách hàng mỗi ngày ghé qua địa chỉ của bạn để tận dụng và kết hợp cùng các chiến dịch quảng cáo giúp đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.

SEO Local – Nâng cao thứ hạng tìm kiếm tại địa phương

SEO Local là quá trình tối ưu sự hiện diện của bạn trên internet, nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn khi họ tìm kiếm những từ khóa liên quan trong cùng địa phương. Giả sử như bạn tìm kiếm nhà hàng ở gần vị trí của mình, các kết quả hiển thị sẽ là những nhà hàng tại địa phương của bạn trên Google Maps và Google Search.

Thứ hạng doanh nghiệp của bạn tại địa phương trên Google càng cao, thì tần suất khách hàng có thể nhìn thấy và tiếp cận càng nhiều. Từ đó giúp tăng lưu lượng truy cập vào website của bạn, thúc đẩy tăng tỷ lệ mua hàng và nâng cao doanh số hiệu quả.

Hướng dẫn cách quản lý Google My Business

Các mục trên trang tổng quan của Google Business

Các mục trên trang tổng quan của Google Business

  1. Quản lý vị trí (Manage Location): Quản lý các địa điểm hiện tại mà bạn đang làm chủ. Bạn có thể quản lý nhiều địa điểm khác nhau trên cùng một tài khoản.

  2. Tài khoản được liên kết (Linked Accounts): Cho phép bạn có thể liên kết các tài khoản với nhau, ví dụ như tài khoản Google Ads.

  3. Cài đặt (Setting): Cài đặt về ngôn ngữ, hiển thị đánh giá, hình ảnh và một số cài đặt khác.

  4. Hỗ trợ (Support): Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề sử dụng Google Business, bạn có thể vào mục hỗ trợ để tìm kiếm giải đáp hoặc gửi các câu hỏi về cho đội ngũ của Google để được hỗ trợ.

Các mục quản lý Google Business là gì?

Các mục trong trình quản lý Google My Business sẽ bao gồm những mục sau:

Các mục quản lý trên tài khoản Google My Business


Bài đăng (Post)

Mục này cho phép bạn đăng các bài viết mới và quản lý các bài viết của mình. Bạn có thể lựa chọn các hình thức bài đăng sau đây:

  1. Nội dung mới (What’s new): Bạn có thể viết bài viết không quá 1500 ký tự kèm hình ảnh/video minh hoạ để chia sẻ những thông tin mới nhất về doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, bạn còn có thể đặt nút CTA kêu gọi mua hàng như đặt trước, mua hàng trực tuyến, mua, tìm hiểu thêm,…

  2. Sự kiện – Events: Bạn được phép đăng nội dung tối đa 1500 ký tự kèm hình/video để cập nhật tên và thời gian diễn ra sự kiện. Hãy cung cấp cho khách hàng những thông tin cơ bản về sự kiện của bạn. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các button như: đặt trước, mua hàng trực tuyến, mua, tìm hiểu thêm,…

  3. Cung cấp – Offer: Bạn có thể cung cấp cho khách hàng những mã coupon giảm giá để hưởng những mức giá ưu đãi nhất khi mua hàng. Việc này giúp kích thích khách hàng mua sắm và trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn.

  4. Sản phẩm – Products: Bạn đưa ra những thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, kèm theo mức giá của từng loại sản phẩm/dịch vụ.

Thông tin (Info)

Những thông tin quan trọng cần có trên Google Business là gì? Mọi thông tin đều cần chính xác để nâng cao độ tin cậy của khách hàng. Những thông tin cần thiết bao gồm: 

  1. Tên doanh nghiệp

  2. Ngành nghề: ít nhất 3 ngành nghề phù hợp nhất.

  3. Địa điểm doanh nghiệp

  4. Thời gian hoạt động

  5. Thời gian đặc biệt: nghỉ lễ hoặc một số dịp đặc biệt.

  6. Số điện thoại và website.

Ngoài ra, bạn còn có thể giới thiệu sơ qua về doanh nghiệp, ngày thành lập và đăng tải hình ảnh của công ty mình.

Thông tin chi tiết (Insight)

Google Business sẽ cập nhật những số liệu về khách hàng như:

  1. Truy xuất của khách hàng tìm kiếm theo thời gian (tuần/ tháng) sẽ giúp bạn hiểu hơn về khách hàng của mình đang tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ gì?

  2. Cách thức khách hàng tìm đến doanh nghiệp của bạn là bằng tên của doanh nghiệp, địa chỉ, hay họ tìm ra doanh nghiệp của bạn từ những ngành nghề khác liên quan.

  3. Nơi mà khách hàng xem doanh nghiệp của bạn là Google tìm kiếm hay Maps.

  4. Những hành động của khách hàng khi xem bản đồ của doanh nghiệp là gì: truy cập vào website, gọi điện hay tìm đường.

Từ những thông tin trên, bạn có thể tận dụng để đưa ra những chiến lược kinh doanh và quản lý Google Business tốt hơn giúp phát triển cho doanh nghiệp.

Đánh giá (Review)

Mục này cho phép bạn xem và phản hồi các đánh giá, nhận xét của khách hàng. Để tăng sự hài lòng của khách hàng, hãy nhanh chóng phản hồi những đánh giá ngay khi nhận được. Các nhận xét và đánh giá sao của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của bạn trên Google Maps.

Trong trường hợp, doanh nghiệp nhận được những đánh giá xấu và không đúng với sự thật, hãy báo cáo để được xem xét bởi đội ngũ của Google. Bạn có thể nhấn vào mục “Gắn cờ là không thích hợp” (flag as inappropriate).

Hình ảnh (Photos)

Bạn sẽ có thể thao tác đăng tải và chỉnh sửa các hình ảnh của Trình quản lý doanh nghiệp Google tại đây. Các hình ảnh bạn cần đăng tải bao gồm: ảnh bìa, ảnh sản phẩm/ dịch vụ, ảnh doanh nghiệp,…

Website

Google cho phép bạn có thể tự thiết kế và xuất bản cho mình một website. Khi bạn đã khai báo đầy đủ các thông tin doanh nghiệp thì Google sẽ tự động cập nhật những thông tin này vào nội dung website hoặc bạn có thể thêm những nội dung khác. Bạn có thể lựa chọn các giao diện khác nhau sẵn có để thu hút khách hàng của mình.

Người dùng (User)

Bạn có thể kiểm soát mọi tài khoản đang quản lý Google My Business với các vai trò như:

  1. Chủ sở hữu

  2. Người quản lý

  3. Người quản lý truyền thông

Giải đáp một vài câu hỏi thường gặp về Google Business

Hồ sơ doanh nghiệp trên Google My Business sẽ hiển thị ở đâu?

Người dùng tìm thấy được Hồ sơ doanh nghiệp của bạn thông qua kết quả tìm kiếm Google (SERPS), kết quả tìm kiếm địa lý với các từ khóa có liên quan và kết quả hiển thị trên Google Maps.

Một doanh nghiệp có cần tạo nhiều tài khoản Google My Business không?

Theo khuyến nghị của Google, một doanh nghiệp chỉ nên sử hữu một tài khoản Google My Business duy nhất để quá trình xác minh Hồ sơ trở nên nhanh chóng, dễ dàng và chính xác nhất.

Trường hợp, nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều địa điểm (chi nhánh) và bạn có đầy đủ điều kiện để chứng minh các địa điểm đó thuộc doanh nghiệp của mình, hãy tiến hành xác minh hàng loạt thay vì chỉ xác minh từng địa điểm một.

Những đánh giá của khách hàng quan trọng như nào?

Các đánh giá vô cùng quan trọng vì Google sẽ dựa vào đó để xếp hạng vị trí doanh nghiệp trên Google Maps. Thậm chí nó chiếm tới 10% cách Google xếp hạng tìm kiếm doanh nghiệp. Doanh nghiệp sở hữu những đánh giá tốt sẽ nhận được sự tin cậy cao hơn từ khách hàng. Theo đó, có 88% người dùng tin tưởng đánh giá trực tuyến và quyết định tìm hiểu về doanh nghiệp đó.

Cách xử lý với những đánh giá tiêu cực trên Google My Business như thế nào?

Khi nhận được những đáng giá tiêu cực, đừng bao giờ “im lặng”. Hãy phản hồi khách hàng một cách chân thành, xin lỗi một cách lịch sự và đề nghị có liên hệ để giải quyết sự cố xảy ra đối với khách hàng. Hãy có khách hàng thấy doanh nghiệp luôn sẵn sàng lắng nghe và quan tâm đến cảm nhận của họ.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của SEOVietNam về Google Business là gì? Nếu bạn biết cách quản lý và tối ưu đúng, Google My Business sẽ mang đến những hiệu quả tích cực cho quá trình SEO Local của bạn. Hãy bắt tay vào tạo tài khoản Google My Business cho doanh nghiệp mình ngay nào!

SEO Website chính là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp luôn quan tâm. Nếu bạn đang tìm dịch vụ SEO uy tín và chất lượng, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với SEOVietnam để nhận tư vấn:








Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Gửi yêu cầu


Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page