Hướng dẫn cài đặt Google Analytics Event Tracking theo dõi hành vi khách hàng
Là chủ sở hữu một website bạn luôn mong muốn mình có thể biết được toàn bộ tương tác, hành động của khách hàng trên chính website đó. Bằng cách tạo sự kiện trong Google Analytics (Google Analytics Event Tracking), SEO VietNam sẽ giúp bạn thu thập chính xác những số liệu như lượng click, đăng ký, khởi chạy video, tải ảnh, đặt hàng… trên website.
1.Google Analytics Event Tracking là gì?
Thông thường các số liệu báo cáo được hiển thị trong Google Analytics sẽ cho bạn biết được có bao nhiêu người truy cập vào trang web trong một giờ, một ngày hay dài hơn là cả năm. Nhưng, nó sẽ không cho chủ website biết được khách hàng của mình đã thực hiện hành động nào trên đó nếu bạn chưa tạo bất kỳ sự kiện nào.
Event hay sự kiện chính là hành động tương tác với website mà khách hàng đã thực hiện như tải một file tài liệu, tải ảnh, nhấp xem video, nhấp chuột vào các nút kêu gọi hành động, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, đặt hàng, điền form đăng ký hay đơn giản là click vào một link bất kỳ trên website.
Trong Google Analytics, để đo lường được các số liệu hành vi khách hàng đã tương tác với trang ta phải thiết lập một sự kiện cụ thể, đó được gọi là Google Analytics Event Tracking.
Một sự kiện trong Google Analytics sẽ bao gồm 4 thành phần chính sau:
Event Category – Danh mục sự kiện: là tên của một nhóm sự kiện mà bạn muốn theo dõi. Chẳng hạn:
Bạn muốn theo dõi sự kiện có bao nhiêu khách hàng đăng ký tài khoản trên website thì Event category là “Tạo tài khoản”.
Số người nhấp vào video để xem thì Event Category là “Videos”.
Tương tự như vậy, tùy vào từng nhóm sự kiện bạn chọn mà danh mục sự kiện có thể là tải tài liệu, thanh toán, hình ảnh…
Event Action – Hành động của sự kiện: đây chính là hành động của người dùng thực hiện trên sự kiện mà bạn muốn theo dõi. Mỗi một sự kiện bạn sẽ tạo cho mình một hành động duy nhất. Ví dụ:
Trong danh mục “Videos” sẽ có các hành động được thực hiện như Play, Stop hay Pause. Vì vậy, tùy vào từng mục đích mà bạn muốn theo dõi sẽ lựa chọn Event Action phù hợp.
Event Label – Nhãn sự kiện: được hiểu theo cách đơn giản chính là tên cụ thể của sự kiện mà bạn muốn theo dõi. Thông thường, để dễ nhớ và dễ theo dõi Event Label sẽ được đặt tên theo tên của video, loại tài liệu…
Ví dụ, trong danh mục sự kiện “Videos” sẽ có nhiều video khác nhau thì lúc này nhãn của sự kiện sẽ được đặt theo tên của video đó như “Hướng dẫn tạo tài khoản Google Analytics” hay “Cách xem báo cáo trên Google Analytics”.
Event Value – Giá trị của sự kiện: nếu như các thành phần trên là một chuỗi ký tự thì Event value lại là một số cụ thể để gán giá trị cho sự kiện trên trang như thời gian xem video, thời gian tải… Thành phần này không nhất thiết phải có trong cấu trúc của một sự kiện.
Sau khi hiểu rõ về các thành phần của sự kiện, SEO VietNam sẽ đưa ra ví dụ sau đây để bạn dễ hình dung hơn:
Ví dụ, trên website của bạn có chứa một video hướng dẫn xem lượng truy cập website. Bây giờ bạn muốn đo sự kiện lượt phát video thì lúc này các thành phần trong sự kiện sẽ là:
Event category: “Video”.
Event action: “Play”.
Event label: “Hướng dẫn xem lượng truy cập website”.
Bây giờ, bạn sẽ gắn những thành phần của sự kiện này vào website để Google Analytics Event Tracking có thể thu thập được dữ liệu hành vi khách hàng.
2. Cài đặt sự kiện cho Google Analytics
Trước tiên, bạn phải đảm bảo được website của mình đã được cài đặt Google Analytics thì mới xem được kết quả của sự kiện đã tạo. Sau đó, hãy làm theo hướng dẫn của SEO VietNam sau đây: