top of page

Domain Authority (DA) là gì? Cách tăng chỉ số Domain Authority cho website

Là một marketer hay một quản trị viên web, bạn sẽ nghĩ ngay đến yếu tố nào giúp đánh giá “độ trust” website của mình? Vài năm trở lại đây, Domain Authority được biết đến là một chỉ số quan trọng giúp đo lường chất lượng tên miền thay vì trước đây người ta chỉ chú trọng đến thứ hạng trên Google. Vậy DA là gì? Tại sao SEOer cần quan tâm đến Domain Authority? Và quan trọng nhất: “Làm cách nào để có thể tăng chỉ số DA cho website của bạn?”. Cùng đón xem nhé!!

DA là gì?

DA (viết tắt của Domain Authority) là một chỉ số xếp hạng dùng để đo lường sức mạnh của tên miền và được phát triển bởi Moz. Moz là một công ty nổi tiếng chuyên cung cấp các công cụ SEO như: nghiên cứu từ khóa, xây dựng liên kết, đánh giá website… 


DA-la-gi-1

Vì thế chỉ số DA của Moz được khá nhiều người làm SEO tin tưởng để làm cơ sở đánh giá của mình. Chỉ số DA đánh giá độ mạnh của tên miền hoặc subdomain do đó mọi trang trên website đều có chỉ số DA giống nhau. Điểm của DA được lấy dựa trên nhiều yếu tố như Mozscape web index, MozRank, MozTrust và vài chục yếu tố khác.

Tại sao người làm SEO lại quan tâm đến chỉ số DA?

Domain Authority được ví như một “khoản đầu tư” lớn và dài hạn mà bất kỳ website nào cũng cần nhiều thời gian và công sức để gia tăng chỉ số quan trọng này. Vậy nó có tầm ảnh hưởng ra sao mà người làm SEO nào cũng cần quan tâm?

  1. Chỉ số DA là là một trong những yếu tố xếp hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. DA được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 100. Những website mạnh, có “độ trust” cao như Facebook, Wikipedia,… sẽ có chỉ số DA cao. Ngược lại những website mới, chưa có sức mạnh, website có ít backlink sẽ có DA thấp hơn.


tai-sao-chi-so-da-lai-quan-trong
  1. Việc tên miền của bạn có DA cao cũng đồng nghĩa sẽ có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Và theo khảo sát, hơn 92% người dùng sẽ click vào 10 vị trí hiển thị tự nhiên đầu tiên. Do đó, cần đầu tư chú trọng tăng chỉ số DA cho website. 

  2. Nó cũng là một trong các chỉ số được đánh giá trong phần SEO audit cũng như dùng để theo dõi kết quả của SEO.

Công cụ check DA website

Check DA với Moz

Tất nhiên là chỉ số của Moz thì sẽ sử dụng công cụ của Moz là MozBar, một công cụ miễn phí mà bạn có thể dễ dàng cài đặt.

Để sử dụng công cụ này bạn cần thực hiện 2 bước:

  1. Cài tiện ích mở rộng cho Chrome

  2. Đăng ký tài khoản trên Moz

Sau khi cài đặt và đăng nhập thành công, bạn sẽ thấy thông số DA ở:

  1. Trên trang kết quả tìm kiếm.

  2. Trên website.

mozbar

Công cụ phổ biến nhất để check DA website là MozBar


Các công cụ kiểm tra chỉ số DA khác

Ngoài công cụ của Moz, các SEOer còn có thể sử dụng các công cụ cũng rất hữu ích sau để check Domain Authority:

  1. SERP Analysis của Keyword Explorer 

  2. Domain Authority Checker của SEORankSmart

  3. Domain Authority Checker của Google the Planet

Cách tăng chỉ số Domain Authority cho website

Như đã nói ở trên, DA là chỉ số được tổng hợp từ rất nhiều yếu tố. Do đó rất khó để tăng chỉ số này ngay lập tức. Quá trình thực hiện SEO và tối ưu liên kết nội bộ, tối ưu nội dung sẽ giúp chỉ số DA của bạn tăng dần dần. Ở phần này chúng tôi giới thiệu đến bạn các cách để tăng chỉ số seo DA cho 1 website hiệu quả:


cach-tang-chi-so-DA

Xây dựng content có giá trị

Một website để đạt được chỉ số DA tốt cần xây dựng content chất lượng. Nghĩa là nội dung bài viết luôn đa dạng, mới mẻ và đem lại những thông tin có giá trị thực sự đến người đọc. Muốn thực hiện được điều này, bạn cần lập chiến lược thật cụ thể và chuẩn bị thực hiện bằng nhiều bước. 

Nội dung bài viết không chỉ gói gọn là câu từ, văn bản mà nên kết hợp sử dụng hình ảnh, video trực quan sinh động để hấp dẫn hơn. Chú trọng vào nội dung là bước quan trọng để giữ chân khách hàng ở lại website lâu hơn. Đạt được điều này đồng nghĩa với việc thương hiệu đã có được sự tin tưởng nhất định của khách hàng. 

Thực hiện SEO Onpage

SEO Onpage cũng đóng vai trò quan trọng trong “hành trình” đưa Domain Authority của website ngày càng tăng cao. Nó bao gồm tất cả những gì một SEOer có thể thực hiện trên chính website của mình, dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý:

  1. Độ dài bài viết tối ưu nên là trên 1000 từ 

  2. Tiêu đề bài viết hấp dẫn, có chứa từ khóa chính và tốt nhất là đặt từ khóa chính ngày đầu tiêu đề

  3. Phân cấp nội dung thành các thẻ Heading (H1, H2, H3,..) 

  4. Từ khóa: chọn 1 từ khóa chính để tập trung tối ưu. Từ khóa đuôi dài sẽ ít cạnh tranh và dễ xếp hạng hơn. 

  5. Phân bổ từ khóa chính và các LSI từ 1 – 2% là tối ưu

  6. Cấu trúc URL ngắn gọn, rõ ràng và có chứa từ khóa chính

  7. Thẻ Description có chứa từ khóa mục tiêu, tối đa 150 – 160 ký tự.

  8. Tối ưu hình ảnh với kích thước, dung lượng phù hợp và đặt thẻ Alt theo từ khóa


seo-onpage

Trên đây chỉ là những lưu ý cơ bản nhất khi thực hiện SEO Onpage, bạn sẽ cần tham khảo thêm thông tin từ nhiều nguồn để hiểu rõ hơn nhé.

Liên kết nội bộ chặt chẽ

Liên kết nội bộ với mục đích làm tăng thời gian trung bình mà một khách hàng truy cập vào website của bạn. Nếu được liên kết tới các bài viết có liên quan về mặt nội dung thì bài viết hiện tại của bạn sẽ có thêm nhiều thông tin và đủ hấp dẫn để giữ chân người đọc. 

Tạo backlinks chất lượng

Liên kết ngoài chất lượng cũng là yếu tố rất quan trọng để tăng chỉ số DA của một website. Thế nhưng không phải dễ để có thể tạo backlinks chất lượng cho web. Rất nhiều người bị mắc lỗi này khi họ tạo ra nhiều liên kết nhưng chất lượng thấp. Không chỉ không giúp tăng giá trị website mà thậm chí còn kéo thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm của web xuống. 

DA-la-gi-2

Backlink chất lượng là yếu tố không thể thiếu để tăng độ trust cho website


Vậy làm thế nào để tạo backlinks chất lượng? 

  1. Backlinks từ nguồn liên quan và “độ trust” cao

  2. Tạo tài khoản social và chia sẻ nội dung của bạn

  3. Guest Post một cách hệ thống, không spam nhồi nhét

  4. Tạo ra nhiều nội dung liên quan để có liên kết chất lượng, tự nhiên. 

Lọc bỏ các liên kết xấu

Các liên kết xấu và spam sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ số DA của bạn, nghĩa là nó tác động tiêu cực và làm giảm thứ hạng web. Nếu không lọc bỏ các liên kết xấu này liên tục thì việc mất thứ hạng cao trong SERP là điều hiển nhiên. Do đó song song với việc tạo các liên kết chất lượng thì bạn cũng phải xóa đi các liên kết độc hại cho web.

Duy trì tần suất đăng bài

Tại sao duy trì tần suất đăng nội dung trên web lại giúp tăng chỉ số Domain Authority?

  1. Lưu lượng truy cập web cao, xếp hạng web từ đó cũng tăng

  2. Tạo được content chất lượng thường xuyên tăng niềm tin của khách hàng vào thương hiệu

  3. Tạo cơ hội để gia tăng mức độ chuyển đổi để bán hàng

  4. Hệ thống liên kết ngày càng rộng và chất lượng cao

Thật khó để có thể duy trì việc đăng bài thường xuyên và liên tục nhưng hãy nghĩ đến những kết quả mà bạn sẽ đạt được: chỉ số DA tăng, website có trust cao, tăng thứ hạng, do đó có được nhiều khách hàng và doanh thu cao. Rất đáng để bỏ công nhỉ.

Tóm lại

DA không phải là tất cả. DA là chỉ số được nhiều người sử dụng để so sánh các trang web với nhau. Cũng như đánh giá tiềm lực của một website trước khi làm SEO. Tuy nhiên không chắc chắn một website có DA cao sẽ nằm ở vị trí cao hơn một website có DA thấp. Bởi vì thứ hạng trên trang kết quả công cụ tìm kiếm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thế nhưng Domain Authority cao cũng chứng tỏ website của bạn thực sự đáng tin cậy. 

> Tham khảo:

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page