“Copywriter là gì? Lộ trình trở thành Copywriter thế nào?” chính là câu hỏi gây tranh cãi trong ngành truyền thông vài năm gần đây. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần viết văn tốt và thêm chút sáng tạo là có thể trở thành Copywriter rồi. Nhưng sự thật Copywriter là gì? SEO VietNam mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Copywriter là gì?
Copywriter được biết đến là người viết quảng cáo với mục đích sau cùng là thu hút sự chú ý và khuyến khích khách hàng thực hiện hành động mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Copywriter sẽ là người đưa ra các ý tưởng, định hướng về mặt nội dung cho mọi chiến dịch của thương hiệu. Họ phải đảm bảo tất cả mọi hoạt động luôn bám sát theo thông điệp đã được đưa ra ngày từ đầu.
Công việc của Copywriter tiếp đó còn là trực tiếp triển khai viết nội dung từ slogan, tagline đến lời thoại, kịch bản video,… Và đương nhiên trong mỗi nội dung, người làm copywriting cần phải sắp xếp câu từ sao cho thật hay và hấp dẫn để mang lại “sự bùng nổ” cho mỗi chiến dịch.
>> Bật mí Những nhận định sai về Copywriter

Copywriter là gì?
2. Phân loại và mô tả công việc Copywriter
Copywriter cũng được chia thành nhiều loại khác nhau:
2.1 Theo nội dung viết lách
Copywriter cũng được chia thành nhiều loại dựa vào nội dung:
Sale Letter Copywriter: được biết đến là kiểu copywriter “truyền thống”. Công việc của họ là viết các thư chào hàng với nội dung hấp dẫn gửi đến khách hàng để quảng cáo và bán sản phẩm/dịch vụ. Hơn nữa, họ còn kiêm luôn việc viết nội dung cho bài báo chí hoặc đăng website. Các bài đăng này cần được trau chuốt cẩn thận về mặt nội dung, câu chữ và mang tính thuyết phục cao đối với người đọc. Do đó, vị trí này đòi hỏi người làm nội dung cần có kỹ năng viết tốt, ngôn từ phong phú.
Digital Copywriter: là những người sáng tạo nội dung với mục đích khuyến khích người đọc thực hiện các hành động trên các công cụ digital như kêu gọi người đọc đăng ký tài khoản trên web/app hay click vào display banner để điều hướng đến trang đích mong muốn. Vị trí này rất quan trọng vào sự thành công của mỗi chiến dịch quảng cáo/marketing online bằng việc sáng tạo nội dung hấp dẫn với yếu tố CTA (call-to-action), Digital Copywriter sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các công đoạn của chiến dịch một cách hiệu quả.
Technical Copywriter: là người có kiến thức sâu rộng về một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó. Với kiến thức chuyên môn vững vàng, họ được xem như là “chuyên gia” nên nội dung sáng tạo từ những người làm technical copywriter sẽ có độ tin tưởng nhất định và có tầm ảnh hưởng đến nhiều người đọc. Thế nhưng, các “chuyên gia” này cũng chỉ có thể viết được những chủ đề liên quan đến lĩnh vực mà họ nắm vững và đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của những người làm ở vị trí này.
SEO Copywriter: Một SEO Copywriter về bản chất vẫn giống với Copywriter thông thường, đều là những người sáng tạo nội dung để thu hút sự quan tâm của khách hàng thông qua câu chữ và thông điệp sáng tạo. Điều khác biệt ở đây là SEO Copywriter cần tập trung hơn vào các kỹ thuật SEO: tối ưu tiêu đề, mô tả, phân bổ keywords, tối ưu hình ảnh,… Tất cả những hoạt động này đều phục vụ cho mục đích cuối cùng chính là tăng thứ hạng bài viết cũng như website trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,..
Creative Copywriter: Trái với Copywriter “truyền thống”, một nhân viên Creative Copywriter (hay còn gọi là Advertising Copywriter) sẽ không cần viết quá nhiều mà vị trí này đòi hỏi sự sáng tạo đổi mới không ngừng nghỉ, luôn tạo ra những sản phẩm ấn tượng, độc đáo nhất có thể nhằm thu hút nhiều đối tượng mục tiêu khác nhau. Nội dung sáng tạo của họ mang đến đôi khi chỉ là dòng slogan 3 – 4 chữ hay video ngắn chỉ 30s. Để làm được công việc thú vị này, bạn cần có kinh nghiệm dày dặn và khả năng chịu được áp lực cao và vị trí này phổ biến ở các agency với tốc độ làm việc cực nhanh và năng suất.
Publisher Copywriter: người làm Publisher Copywriter có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn bởi vì họ sở hữu những kênh riêng và đã có tương đối một lượng độc giả trung thành. Có thể nói, đây là người biết “nắm bắt tâm lý” k