top of page

Cách giải cứu một website bán hàng tệ

Không gì buồn hơn một website bán hàng tệ. Tệ ở đây nghĩa là:

  1. Không ai thèm truy cập.

  2. Truy cập rồi nhưng không thèm mua hàng

Buồn hơn nữa là dù chúng ta biết nó tệ, nhưng lại loay hoay không biết giải cứu nó như thế nào.

Người nào may mắn có bạn là IT thì chạy đi hỏi. Hoặc có nhiều tiền chút chút thì xài dịch vụ, còn nếu kinh phí của bạn không dư dả nhiều, bạn nên làm gì bây giờ, nếu phải dùng dịch vụ thì nên dùng dịch vụ gì để cho có lợi nhất.

Trong phạm vi bài viết hôm nay tôi sẽ liệt kê những gì bạn có thể làm được trước mắt.

Tham khảo thêm:

website-ban-hang-te

Website của bạn bán hàng được không?

Mục lục

Người khác làm cho bạn

Đầu tiên hãy nhớ là bạn có người hỗ trợ bạn, đó là người thiết kế website cho bạn. Dù còn đang trong hạn bảo hành hay đã hết, bạn đều có thể nhờ họ giúp bạn. Tuỳ vào chỉnh sửa lớn nhỏ mà có tính phí hay không.

Hãy kiểm tra và tổng hợp những vấn đề sau, rồi gửi qua cho bên thiết kế website.

1. Đường dẫn URL trang web của bạn đã được tối ưu không?

Mở website của bạn lên và vào trang con như dịch vụ hay sản phẩm. Kiểm tra các đường dẫn có tối ưu không?

duong-dan-toi-uu

Ví dụ:

Nếu chưa hãy note lại.

2. Tốc độ tải website

Người xem chỉ bỏ ra vài giây để quyết định có ở lại đọc trang website đó không. Trong vài giây đó, nếu trang web chưa hiện ra, họ sẽ tắt đi.

Do đó, tốc độ website là yếu tố rất quan trọng. Bạn dễ dàng kiểm tra tốc độ bằng tool của Google.

Nhập tên miền và chờ kết quả. Nếu điểm số <=60, bạn hãy chụp lại màn hình kết quả và gửi qua bên thiết kế website để tối ưu.

toc-do-tai-web

3. Xem được trên điện thoại

Hãy dùng điện thoại di động và vào website bạn, giao diện của nó như thế nào, tương tự cái bên trái hay bên phải của bức hình ở dưới.

website-than-thien-voi-di-dong

Nếu nó tương tự với bên trái, nghĩa là website của bạn chưa thân thiện với người dùng di động. Những người này nếu muốn xem website của bạn phải phóng to lên và rê rê đến vùng cần coi. Bất tiện quá phải không nào?

Làm thêm một bản responsive cho website sẽ giúp nó thân thiện hơn.

OK, như vậy bạn có 3 công việc để liên hệ với bên thiết kế website để họ báo giá. Độ ưu tiên của mỗi công việc xếp từ 1 tới 3, vì thế nếu bạn chưa có kinh phí làm cái thứ ba, hãy tập trung cho cái số 1 và 2 trước.

Bạn tự chỉnh sửa

Bên trên là những cái bạn phải nhờ người khác. Bây giờ là những mục bạn có thể tự làm.

1. Viết và up bài lên website

Cái dễ nhất mà bạn có thể làm chính là cái này đây.

Trước hết bạn đã biết cách post bài lên website, nếu bạn đã quên, có thể hỏi bên thiết kế website còn bản mềm hướng dẫn sử dụng không để bạn xem lại.

Hãy nhớ rằng khách hàng vào website là để xem thông tin. Vì thế nội dung phải ok đã, nếu không ok thì không làm ăn được gì hết.

B1: Kiểm tra bài viết trên đó có copy không.

B2: Đọc lại các bài viết đã có trên website. Từ đó hãy:

  1. Sửa lại những chỗ viết lủng củng hoặc sai chính tả.

  2. Loại bỏ những phần copy và thay thế bằng những phần bạn viết mới.

B3: sau khi đã rà lại các bài cũ, hãy viết bài mới.

Xem thêm: các công cụ giúp bạn lấy ý tưởng và viết nội dung cho website

2. Kêu gọi khách hàng liên hệ với bạn

Chúng ta có hai dạng bài thường thấy trên website.

  1. Bài giới thiệu dịch vụ sản phẩm

  2. Bài chia sẻ thông tin, kiến thức.

Trong bài giới thiệu dịch vụ sản phẩm, bạn cần đưa ra các thông tin hấp dẫn để khách hàng liên hệ với bạn. Và bắt buộc bên dưới bài viết, hãy đưa ra câu chốt để kêu gọi họ liên hệ với bạn. Nếu bạn không làm điều này, họ sẽ không có gì thôi thúc để liên hệ.

Ví dụ, trong bài dịch vụ SEO, khi kết bài, tôi có chèn một câu kêu gọi như sau:

lien-he-keu-goi

3. Tạo liên kết trong nội bộ giữa các page trong website

Với những bài chia sẻ kiến thức, sau khi khách hàng xem xong, bạn có thể gợi ý họ đọc thêm vài bài khác.

Ví dụ như:

co-the-ban-quan-tam

Bạn có thể liên kết đến những bài khác để làm rõ hơn nội dung bài viết hiện tại, hoặc những bài có liên quan. Điều này sẽ giúp khách hàng ở lại website lâu hơn và tăng điểm chất lượng website.

Như vậy tôi đã liệt kê những cách nhanh mà bạn có thể làm ngay trước mắt để cứu nguy cho website. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều cách khác đừng quên ghé seovietnam.net.vn để cập nhật thêm nhé.

Trang Lê

Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page