top of page
  • Ảnh của tác giảAdmin

Ahrefs là gì? Các tính năng và chỉ số quan trọng của Ahrefs trong SEO

Ahrefs là gì? Ahrefs được đánh giá là một trong những công cụ SEO mạnh mẽ và phổ biến nhất hiện nay trên thị trường. Công cụ được nhiều người dùng, các chuyên gia SEO quan tâm nhờ những tính năng, lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Bạn đang tự hỏi Ahrefs là gì và làm thế nào để sử dụng công cụ hiệu quả, tối ưu SEO? Hãy cùng SEO VietNam tìm hiểu về Ahrefs, các tính năng và chỉ số quan trọng của Ahrefs bạn nhé.

I. Ahrefs là gì?

Ahrefs là một công cụ tuyệt vời trong lĩnh vực SEO, có tính năng để xây dựng các liên kết (Ahref Backlink), phân tích đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu từ khóa, theo dõi thứ hạng và kiểm tra sức mạnh của Website.

Ahrefs là gì? Công cụ hỗ trợ SEO hàng đầu
Ahrefs là gì? Công cụ hỗ trợ SEO hàng đầu

Giống như Google, công cụ Ahrefs được xem là một nguồn chứa dữ liệu lớn (Big Data). Thuật ngữ “Big Data” được sử dụng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn, cực kỳ phức tạp đến mức các công cụ và ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống cũng không thể bao quát được.

Tuy nhiên, Big Data lại có nhiều thông tin quý giá, nếu khai thác thành công, nó giúp rất nhiều cho các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán dịch bệnh có thể xảy ra và thậm chí là xác định tình trạng giao thông theo thời gian thực. Ahrefs thu thập dữ liệu từ hàng tỷ trang Web, tạo ra nguồn dữ liệu phong phú và đa dạng.

Công cụ Ahrefs được xem là một nguồn chứa dữ liệu lớn (Big Data)
Công cụ Ahrefs được xem là một nguồn chứa dữ liệu lớn (Big Data)

Mỗi ngày, các con bọ Ahrefs hoạt động liên tục trên Internet để thu thập thông tin từ 6 tỷ trang Web trên mạng. Các dữ liệu này sẽ được cập nhật cứ 15 đến 30 phút một lần. Hiện tại, trong kho dữ liệu Ahrefs, họ đã có:

  • 12 tỷ liên kết trên khắp Internet.

  • Hơn 200 triệu tên miền được cập nhật từ khắp các quốc gia trên thế giới.

  • 3 tỷ URLs.

>> Bạn có thể xem thêm về URL là gì?

Một sự thật thú vị ít người biết là Ahrefs dựa trên nghiên cứu và dữ liệu về “the Most Active Good Bots”, chỉ đứng sau Google khi nói đến việc cập nhật thông tin, vượt qua cả Bing, Yahoo,...

II. Những tính năng hữu ích nhất trong Ahrefs

Ahrefs là một công cụ SEO hỗ trợ cho công việc vô cùng đắc lực, với những tính năng hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn tối ưu hóa Website đơn giản và hiệu quả.

1. Thực hiện Audit Backlink

Việc kiểm tra và đánh giá hồ sơ liên kết (Audit link profile) là một trong những bước cần làm khi bắt đầu triển khai một chiến dịch SEO mới. Ahrefs sẽ cung cấp cho bạn một nguồn dữ liệu lớn để phân tích tổng thể Link Profile, giúp bạn biết được chất lượng của Backlink.

Thực hiện Audit Backlink
Thực hiện Audit Backlink

2. Tìm Link tiềm năng

Tìm kiếm cơ hội khai thác Link từ đối thủ là một trong những tính năng ưu việt nhất của công cụ phân tích này. Với Ahrefs, bạn không chỉ có thể mở rộng nguồn Link mà còn có cơ hội thu thập các Backlink chất lượng tương tự như đối thủ của mình.

Tìm kiếm cơ hội khai thác link từ đối thủ
Tìm kiếm cơ hội khai thác link từ đối thủ

Để sử dụng Ahrefs lấy link từ đối thủ, bạn thực hiện theo các bước sau đây:

  • Đầu tiên truy cập vào Ahrefs Site Explorer và nhập URL đối thủ vào thanh tìm kiếm.

  • Chọn “Backlink profile” sau đó chọn tiếp “Backlinks”. Khi có dữ liệu về Backlink đối thủ, bạn tiến hành thử nghiệm, lọc và không ngừng tối ưu hóa chiến lược lấy Backlink thông qua việc tiếp cận các trang Web uy tín (còn được gọi là Outreach).

Quy trình cơ bản sẽ được thực hiện theo trình tự sau đây:

  • Tìm kiếm cơ hội khai thác Link mới.

  • Lọc các đường Link chất lượng.

  • Tìm thông tin liên hệ.

  • Xây dựng mối quan hệ với chủ sở hữu Website.

  • Gửi mail hỏi đặt Backlink.

  • Nếu thành công, bạn sẽ có một Backlink mới.

Vì vậy, SEO cũng phụ thuộc vào khả năng xây dựng quy trình mối quan hệ với các chuyên gia trong ngành. Hãy lưu ý rằng quy trình này sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng loại Backlink khác nhau. Ví dụ, cách tiếp cận khi lấy Backlink từ Guest Post sẽ khác so với Backlink từ Broken Link.

Ngoài ra, hãy chú trọng đến thái độ, văn phong khi liên hệ với chủ sở hữu trang Web, vì không ai đi xây trang blog của họ chỉ để đáp ứng những yêu cầu như vậy. Dưới đây là một số cách xây dựng mối quan hệ trước khi yêu cầu đặt backlink:

  • Comment nhiệt tình trên bài blog của họ.

  • Repost các bài viết của họ.

  • Gửi thư bày tỏ sự tôn trọng, ngưỡng mộ.

  • Gửi Email hỏi một câu hỏi nào đó (chọn những câu hỏi thông minh và chuyên sâu như thể chỉ có chuyên môn của họ mới có thể trả lời được).

3. Nghiên cứu từ khóa

Hãy xem những phân tích mà chúng ta có thể thực hiện từ Ahrefs nhé:

  • Phân tích đối thủ bằng cách truy cập vào Site Explorer và nhập URL của họ vào thanh tìm kiếm.

  • Chọn “Organic Search” rồi tiếp tục chọn “Organic Keywords”. Chỉ cần làm đến đây, bạn đã có hàng loạt ý tưởng tuyệt vời.

  • Để chọn được những từ khóa phù hợp nhất, bạn cần phải lọc:

    • Nếu có một trang Web uy tín, thuộc lĩnh vực hàng đầu, bạn có thể tự tin chọn những từ khóa khó.

    • Nếu trang Web của bạn mới, hãy ưu tiên các từ khóa dài. Lọc kết quả từ khóa dựa trên lượng tìm kiếm hàng tháng (Search Volume). Con số từ 100 đến 1000 là hợp lý vì đây là từ khóa ít cạnh tranh và là từ khóa dài (Long-Tail Keyword).

    • Bạn cũng có thể sử dụng các bộ lọc khác như Words (lọc ra các từ khóa dài), Position (chọn từ 11-20 để biết những từ khóa đối thủ xếp hạng chưa tốt, đây là cơ hội cho bạn).

  • Theo dõi trực tiếp từ khóa mới của đối thủ bằng cách nhấn vào phần “new” để luôn bám sát những gì đối thủ đang làm.

  • Tìm xem những trang top page của đối thủ (dựa trên Traffic Organic Search). Tại đây, bạn có thể khám phá những thông tin quan trọng nhất từ đối thủ, từ đó tạo ra nội dung và trang đích (Landing Page) đáp ứng nhu cầu của thị trường và phù hợp với Search Intent của người dùng.

  • Tìm kiếm đối thủ qua mục “Competing Domains”.

  • Sử dụng “Content Gap” để tìm ra những từ khóa mà đối thủ xếp hạng cao nhưng bạn chưa sở hữu. Content Gap là một nguồn thông tin quý giá để tận dụng và dần thu hẹp khoảng cách với đối thủ.

  • Ngoài ra, khi phân tích từ khóa trong “Keyword Explorer”, bạn có thể cuộn xuống phần “Keyword Ideas” để tìm hiểu các từ khóa tương tự và tìm thêm ý tưởng cho bài viết chuẩn SEO. Phần này sẽ hiển thị tất cả các từ khóa có liên quan đến từ khóa gốc đã Input vào.

Dùng công cụ Ahrefs để nghiên cứu từ khóa khi bí ý tưởng
Dùng công cụ Ahrefs để nghiên cứu từ khóa khi bí ý tưởng

4. Phân tích từ khóa và đối thủ

Để tìm những từ khóa chất lượng từ một danh sách hàng trăm ngàn từ khóa, Ahrefs sẽ giúp bạn dễ dàng hơn bao giờ hết với các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào giao diện Ahrefs và chọn Keyword Explorer.

  • Bước 2: Nhập từ khóa tiềm năng vào trường tìm kiếm, ví dụ như “Fitness”. Kết quả sẽ hiển thị như sau:

Phân tích từ khóa và đối thủ dễ dàng
Phân tích từ khóa và đối thủ dễ dàng
  • Bước 3: Xem các chỉ số quan trọng từ Ahrefs như:

    • Độ khó của từ khóa (Keyword Difficulty): Đánh giá mức độ cạnh tranh của từ khóa.

    • Lượng tìm kiếm (Search Volume): Tổng số lượng tìm kiếm dẫn đến nhấp chuột. Ví dụ, 28% lượng tìm kiếm có Click nghĩa là 34.160 người dùng đã Search và nhấp vào kết quả.

    • Paid và Organic: Đánh giá xem quảng cáo (Paid) chiếm tỷ lệ lớn hơn so với kết quả tự nhiên (Organic) hay không.

  • Bước 4: Cuộn xuống phần “SERP Overview” và nhấn vào nút Export để tải xuống tất cả các URL đang xếp hạng cao cho từ khóa này.

    • Ahrefs cũng là một công cụ tuyệt vời để kiểm tra thứ hạng của từ khóa cho trang Web, độ khó từ khóa mà bạn muốn nhắm đến,...

  • Bước 5: Trong file Excel, chỉ giữ lại các cột URL, Backlinks, Referring Domains, URL Rating, Domain Rating và Facebook.

  • Bước 6: Tính trung bình tổng các chỉ số trong từng cột. Ví dụ như sau:

Tính trung bình tổng các chỉ số trong từng cột ở bước 5
Tính trung bình tổng các chỉ số trong từng cột ở bước 5
  • Bước 7: Dán tên miền hoặc nhắm trang Landing Page mục tiêu của bạn vào File Excel kèm theo các chỉ số tương ứng. Sau đó, bạn có thể so sánh sức mạnh của mình với đối thủ để đánh giá mức độ cạnh tranh trên từ khóa đó.

5. Theo dõi từ khóa đối thủ

Ahrefs là một công cụ tuyệt vời để theo dõi từ khóa của đối thủ và tìm kiếm cơ hội tăng lượng truy cập cho Website của bạn. Bạn có thể sử dụng Ahrefs theo quy trình sau:

  • Truy cập vào “Site Explorer” và nhập tên miền đối thủ vào thanh tìm kiếm.

  • Chọn “Organic Search” và sau đó chọn “Organic Keywords”. Bạn sẽ có danh sách các từ khóa mà đối thủ đang sử dụng.

  • Sử dụng bộ lọc để tìm những từ khóa mang lại nhiều lượng Traffic nhất cho đối thủ. Bằng cách này, bạn xác định được từ khóa mạnh mà bạn cũng có thể tận dụng.

  • Triển khai viết một bài dựa trên từ khóa đó và chờ xem lượng Traffic sẽ đổ về Website.

6. Theo dõi tổng Organic Keywords

Việc chỉ theo dõi thứ hạng từ khóa không đủ để đánh giá hiệu quả của chiến dịch SEO. KPI quan trọng trong SEO là lượng truy cập tự nhiên (Traffic Organic) theo dữ liệu từ Google Analytics.

Ngoài Google Analytics, bạn cũng có thể tham khảo số liệu “Total Organic Keywords” trong Ahrefs. Kết hợp những nguồn dữ liệu này sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn về hiệu quả SEO trên Website.

Giúp theo dõi chỉ số tổng Organic Visibility
Giúp theo dõi chỉ số tổng Organic Visibility

7. Quản lý thương hiệu

Ahrefs cung cấp tính năng thông báo khi có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến từ khóa hoặc từ khóa thương hiệu của doanh nghiệp. Đây là một tính năng hết sức hữu ích cho chiến lược Marketing của bạn, giúp quản lý thương hiệu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiệu quả.

8. Site Audit

Hiện nay, Ahrefs đã trở thành một công cụ audit rất phổ biến. Với Ahrefs, bạn có thể phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗi kỹ thuật trên Website của mình. Điều này giúp đảm bảo rằng trang web hoạt động mượt mà và tối ưu, mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng, cải thiện hiệu suất toàn diện của trang Web.

Ahrefs phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗi kỹ thuật trên website
Ahrefs phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗi kỹ thuật trên website

III. Các chỉ số và thuật ngữ quan trọng trong Ahrefs

Ahrefs chứa lượng cơ sở dữ liệu vô cùng lớn và để tận dụng hết tiềm năng của công cụ, bạn cần hiểu rõ về cách sử dụng Ahrefs. Dưới đây là những chỉ số và thuật ngữ quan trọng trong Ahrefs giúp bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về cách sử dụng công cụ này.

1. Keyword Difficulty (KD)

Có vẻ như Keyword Difficulty (độ khó của từ khóa) là một trong những chủ đề nhận được nhiều câu hỏi nhất từ phía người dùng. Điều này bởi vì nhiều người không biết cách phân tích độ khó của một từ khóa hoặc của đối thủ như thế nào. Vì vậy, trong phần này, SEO VietNam sẽ cung cấp thông tin chi tiết để bạn hiểu hơn nhé.

Chỉ số Keyword Difficulty cho bạn thấy độ khó của một từ khóa muốn xếp hạng trong top 10 kết quả tìm kiếm của Google. Điểm Keyword Difficulty được đánh giá từ 1-100.

Keyword Difficulty (độ khó của từ khóa) khi tra trên Ahrefs
Keyword Difficulty (độ khó của từ khóa) khi tra trên Ahrefs

Lưu ý: Ví dụ, từ khóa “mua điện thoại cũ tphcm” có độ khó lớn hơn 40. Tuy nhiên, ý nghĩa của điều này đối với bạn sẽ phụ thuộc vào cách thực hiện SEO cũng như kinh nghiệm của bạn.

Bạn có thể sử dụng bất kỳ công cụ nào để lấy chỉ số Keyword Difficulty và tham khảo thông tin đó. Tuy nhiên, đừng quá phụ thuộc vào chỉ số này. Để đánh giá mức độ khó của một từ khóa, bạn cần sử dụng kinh nghiệm cá nhân của mình để phân tích.

2. Organic Keywords/Organic Traffic/Organic Search

Khi nhập một URL hoặc Website bất kỳ vào Ahrefs, công cụ này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin sau đây.

Organic Keywords

Organic Keywords (từ khóa tự nhiên) là những từ khóa được sử dụng để thu hút lượng truy cập tự nhiên, miễn phí vào website thông qua tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Khác với Organic Keywords, PPC (Pay-Per-Click) Keywords là những từ khóa mà người dùng đặt giá đấu thầu qua các chiến dịch tiếp thị tìm kiếm có tính phí.

Organic Keywords là những từ khóa tự nhiên có trong bài viết được lọt top 100
Organic Keywords là những từ khóa tự nhiên có trong bài viết được lọt top 100

Khi bạn nhập một URL cụ thể vào Ahrefs, công cụ sẽ cung cấp thông tin về số lượng từ khóa tự nhiên mà URL đó đạt được trong top 100 kết quả tìm kiếm. Ví dụ, nếu Ahrefs hiển thị 390 Organic Keywords, điều này cho biết URL bạn đã nhập có tổng cộng 390 từ khóa nằm trong top 100 kết quả tìm kiếm.

>> Xem thêm: SEO Onpage là gì? Top 18 tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage!

Organic Traffic

Organic Traffic được ước tính là lượng truy cập tự nhiên có được từ việc có từ khóa xếp trong top 100 kết quả tìm kiếm. Con số được hiển thị ở phần này đại diện cho ước tính lượng truy cập mà website đó có thể nhận được từ 390 từ khóa đứng trong top 100.

Tuy nhiên, cần lưu ý không nên hoàn toàn tin tưởng vào con số này. Nó chỉ là một phần của tổng thể. Lý do là lượng tìm kiếm hàng tháng mà Ahrefs cung cấp là dữ liệu của Ahrefs, không phải của Google Analytics. Do đó, Ahrefs chỉ tính toán tỉ lệ lượng nhấp chuột dựa trên dữ liệu tìm kiếm của Ahrefs.

Organic Search

Trong phần này, bạn sẽ thấy hai biểu đồ mô tả sự biến động của Organic Traffic và Organic Keywords.

Ahrefs cho xem biểu đồ biến động của Organic Traffic và Organic Keywords
Ahrefs cho xem biểu đồ biến động của Organic Traffic và Organic Keywords

3. Anchor Text

Anchor Text là cụm từ chứa liên kết dẫn đến một trang trên cùng một website (trường hợp đi Internal Link) hoặc đến một Website khác (trường hợp đi Backlink). Đặt Anchor Text một cách tự nhiên và hợp lý trong Offpage là rất quan trọng, tránh bị phạt từ Google.

Anchor Text
Anchor Text

Ở giao diện, bạn sẽ thấy 4 cột chính: Anchor Text, Referring Domains, Dofollows và Referring Pages. Trong số này, chỉ có cột /dofollows là bạn cần quan tâm. Vì đây là cột thể hiện Anchor Text được sử dụng của bạn.

Cách tính mật độ Anchor Text

Trong cột “Referring Domains”, giả sử nói về việc có 10 tên miền Backlink trỏ về trang Web mà bạn sử dụng Anchor Text https://www.seovietnam.net.vn/ (lấy trang SEO VietNam làm ví dụ).

Tuy nhiên, trong số 10 tên miền đó, chỉ có 9 tên miền cung cấp Backlink Dofollow. Ngoài ra, có tới 140 trang từ 10 tên miền này cho Backlink về trang Web của bạn.

Trong trường hợp này, bạn chỉ cần quan tâm đến cột “Dofollow” vì hai lý do sau đây:

  • Google chỉ tính Anchor Text của dofollow, không tính Anchor Text của nofollow vào tỉ lệ Anchor Text của một trang Web.

  • Nếu một bài viết trên một trang web cung cấp nhiều Anchor Text và tất cả đều trỏ về cùng một URL. Ví dụ: “dịch vụ seo”, “dịch vụ seo hcm”, “báo giá dịch vụ seo” là 4 Anchor Text trên bài viết. Nhưng cả 4 Anchor Text này đều trỏ về seovietnam.net.vn thì Google sẽ lấy Anchor Text đầu tiên mà nó gặp và tính vào mật độ Anchor Text. Nếu Google nhận thấy “dịch vụ seo” là Anchor Text đầu tiên, nó sẽ tính Anchor Text này vào mật độ Anchor Text của trang Web.

4. URL Rating (UR)

UR là viết tắt của URL Rating, là chỉ số đo sức mạnh Backlink của một URL cụ thể và khả năng URL đó sẽ được Rank cao trên Google. UR được đánh giá trên thang điểm Logarit từ 1 đến 100, với giá trị càng cao thể hiện sức mạnh càng lớn.

UR (URL Rating) giúp đo lường sức mạnh và độ tin cậy của một URL cụ thể. Ví dụ: seovietnam.net.vn/dich-vu-seo-ho-chi-minh/ dựa trên các backlink mà URL đó nhận được.

URL Rating (UR) chỉ số đo sức mạnh backlink của một URL cụ thể
URL Rating (UR) chỉ số đo sức mạnh backlink của một URL cụ thể

URL Rating (UR) chỉ số đo sức mạnh backlink của một URL cụ thể

Vì vậy, bạn cần hiểu rằng Onpage SEO không ảnh hưởng mạnh đến UR và DR, mà chính nó là Backlink trỏ đến URL. UR được đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 đến 100, với 100 là điểm cao nhất.

Tương tự với UR, PA (Page Authority) của Moz cũng đánh giá mức độ mạnh của một URL dựa trên các Backlink trỏ về URL đó.

Lưu ý: Những chỉ số này được các công ty như Ahrefs và Moz đưa ra dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đến SEO. Họ cố gắng mô phỏng cách Google đánh giá tính uy tín và mạnh của một trang Web.

Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng những chỉ số này không chính xác 100%. Những chỉ số chỉ gần đúng và được coi là một trong những tính năng hay trong SEO.

5. Domain Rating (DR)

Domain Rating (DR) cho thấy sức mạnh và độ tin cậy của toàn bộ Website dựa trên các Backlink trỏ về trang Web đó.

Đánh giá Domain Rating (DR) của Ahrefs
Đánh giá Domain Rating (DR) của Ahrefs

Lưu ý: Những chỉ số này đánh giá chủ yếu dựa trên Offpage SEO, không tính đến Onpage SEO.

So với UR, Domain Rating có độ chính xác thấp hơn trên Google Ranking, vì UR đánh giá chính xác cho từng URL còn DR đánh giá dựa trên toàn bộ website. Vì vậy, nếu bạn gặp những trang Authority Site (trang có DR cao), bạn vẫn có thể đạt thành công nếu bạn có nhiều link chất lượng trỏ về trang web của mình.

DR còn là một trong những chỉ số rất hữu ích khi bạn xây dựng Link từ diễn đàn, bình luận Blog hay bài Guest Post,...

Nói chung, bạn nên tìm kiếm backlink từ các trang có DR cao. Nếu kết hợp cả UR, đó sẽ là điều tuyệt vời để có được các Backlink chất lượng cao.

6. Referring Domains

Referring domains là những tên miền (domain) có Link trỏ về Website của bạn.

Giải đáp một số câu hỏi về Domain Rating.

Câu hỏi 1: Tại sao số lượng Backlink trỏ về website của tôi không giảm nhưng Domain Rating (DR) lại giảm?

Trả lời: Lý do đơn giản là các Website khác (đối thủ của bạn) đã có thêm nhiều Backlink chất lượng hơn, trong khi bạn không có.

Câu hỏi 2: Đối thủ của tôi không có Backlink từ các trang có DR cao, vậy tại sao DR của họ lại cao hơn tôi?

Trả lời: Nếu các Backlink của bạn đến từ những trang có DR cao, nhưng đó là những trang mà mọi người dễ dàng lấy được Link (ví dụ như diễn đàn, bình luận Blog,...) thì Ahrefs và Google sẽ không đánh giá cao.

Tuy nhiên, nếu các Backlink của bạn đến từ những trang có DR thấp, nhưng trong cùng lĩnh vực và ít người có được link từ những trang này thì Ahrefs và Google sẽ đánh giá cao hơn.

Câu hỏi 3: Nếu Links đến từ những trang có DR thấp, liệu nó có tốt không? Tôi có cần từ chối (Disavow) không?

Trả lời: Những trang có DR thấp nhưng liên quan đến lĩnh vực của bạn và ít người có được Link từ những trang này thì vẫn có giá trị.

7. Ahrefs Rank (AR)

Ahrefs Rank (AR) là chỉ số xếp hạng dành cho các trang Web có sẵn trong cơ sở dữ liệu của Ahrefs. Chỉ số này được đánh giá dựa trên quy mô và chất lượng của hồ sơ Backlink. Những trang web có nhiều Backlink chất lượng sẽ có Domain Rating (DR) cao và Ahrefs Rank (AR) gần với top 1.


Ahrefs Rank (AR) - chỉ số xếp hạng dành cho các trang web có sẵn trong cơ sở dữ liệu của Ahrefs
Ahrefs Rank (AR) - chỉ số xếp hạng dành cho các trang web có sẵn trong cơ sở dữ liệu của Ahrefs

Hiện tại, Ahrefs xếp hạng top 1 cho trang web Facebook, đây là trang Web có hồ sơ Backlink mạnh nhất trong cơ sở dữ liệu của họ. Top 2 thuộc về trang Web Twitter và top 3 thuộc về trang Web Youtube.

8. Keyword Search Volume

Chỉ số này cho biết trung bình hàng tháng có bao nhiêu lượt tìm kiếm cho từ khóa mục tiêu ở một quốc gia cụ thể. Trong Google Keyword Planner, chỉ số này được gọi là “Avg. monthly searches”. Tuy nhiên, chúng ta đang muốn nhấn mạnh rằng Search Volume chỉ đề cập đến số lượt “tìm kiếm” chứ không phải số lượng “người dùng” tìm kiếm.

Một điều quan trọng khác cần lưu ý là ý nghĩa của từ “on average – trung bình”. Đối với nhiều truy vấn tìm kiếm, nhu cầu của người dùng sẽ thay đổi theo từng thời điểm trong năm.

Search Volume của từ khóa
Search Volume của từ khóa

Hơn nữa, bạn cũng cần chú ý rằng Search Volume luôn thay đổi theo vị trí địa lý. Vì vậy, khi kiểm tra Search Volume cho từ khóa, bạn nên tra cứu từ khóa ở các vị trí như Mỹ, Úc, Việt Nam hoặc toàn cầu.

Dữ liệu này được tìm thấy trong Keywords Explorer và bao gồm các thông tin cần thiết như:

  • Từ khóa đang được phân tích.

  • Quốc gia yêu cầu dữ liệu và số lượng tìm kiếm trong quốc gia đó.

  • Search Volume toàn cầu và bảng phân tích các quốc gia hàng đầu dựa trên Search Volume.

Search Volume của từ khóa theo vị trí địa lý
Search Volume của từ khóa theo vị trí địa lý

9. Return Rate (RR)

Chỉ số Return Rate (RR) cho biết tần suất cùng một người tìm kiếm một từ khóa cụ thể trong khoảng thời gian 30 ngày. RR1 cho thấy rằng người dùng thường không tìm kiếm lại từ khóa đó trong vòng 30 ngày.

Tuy nhiên, RR2 và RR3 không có nghĩa là mọi người tìm kiếm một từ khóa tương ứng hai hoặc ba lần mỗi tháng. Nó chỉ cho thấy từ khóa thứ hai có xu hướng nhận được nhiều tìm kiếm lặp lại hơn so với từ khóa đầu tiên.

Return Rate (RR) trên Ahrefs
Return Rate (RR) trên Ahrefs

Ví dụ, từ khóa “world cup” và “bitcoin price” có các giá trị RR tương ứng là 2.8 và 2.7, nghĩa là người dùng thực hiện gần như cùng một lượt tìm kiếm lặp lại cho các từ khóa này.

Nhưng cả hai lượt tìm kiếm này đều thấp hơn so với từ khóa “Facebook” có RR cực cao là 3.7. Điều này cho thấy nhiều người tìm kiếm “Facebook” trên Google thay vì nhập URL trực tiếp vào thanh tìm kiếm.

10. Clicks

SEO VietNam chắc chắn rằng bạn đã nhận thấy những thử nghiệm gần đây của Google với tính năng “Quick Answers” và các SERP là khác nhau. Những thay đổi này được thiết kế nhằm mục đích ngăn người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm khác.

Do đó, khoảng cách giữa số lượng tìm kiếm và số lần nhấp chuột vào kết quả tìm kiếm ngày càng lớn.

Ví dụ, mỗi tháng người Mỹ tìm kiếm từ khóa “Donald Trump age” khoảng 138.000 lần. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 21.000 lần Click vào kết quả tìm kiếm.

Tìm kiếm từ khóa "Donald Trump age"
Tìm kiếm từ khóa "Donald Trump age"

Nếu bạn thử Search “Donald Trump age” trên Google, bạn sẽ hiểu tại sao phần lớn tìm kiếm không dẫn đến việc Click chuột vào kết quả tìm kiếm.

Nhưng ngược lại, khi tìm kiếm “nên mua tủ lạnh hãng nào”, bạn có thể nhấp vào một số kết quả để xem thông tin từ các trang Web khác nhau. Kết quả là số lượng nhấp chuột cao hơn số lượng tìm kiếm thực tế.

11. Cost Per Click (CPC)

CPC là viết tắt của Cost Per Click, tức là chi phí trung bình mà một nhà quảng cáo phải trả cho mỗi lần nhấp chuột vào kết quả tìm kiếm có trả tiền cho một Keyword cụ thể.

Cost Per Click (CPC) là một con số biến động và thường thay đổi rất nhanh
Cost Per Click (CPC) là một con số biến động và thường thay đổi rất nhanh

Chỉ số CPC là một con số biến động, thường thay đổi rất nhanh, phụ thuộc vào việc nhà quảng cáo tăng hoặc giảm ngân sách quảng cáo. Các giá trị CPC mà bạn thấy trong Ahrefs chỉ là giá trị trung bình và mang tính chất tham khảo.

12. Traffic Value

Dữ liệu cho thấy giá trị của Traffic không phải trả tiền cho một website, nếu Traffic đó được mua thông qua Google AdWords.

Dưới đây là một ví dụ về một từ khóa mà site SEO VietNam đang xếp hạng: "seo".

Tính Traffic Value dựa vào 2 chỉ số CPC và Traffic của từ khóa "seo"
Tính Traffic Value dựa vào 2 chỉ số CPC và Traffic của từ khóa "seo"

Bạn thấy với từ khóa này, website nhận được 872 lượt truy cập hàng tháng từ kết quả tìm kiếm không trả tiền và có giá trị CPC là 0.4$. Vì vậy, để có được 872 lượt truy cập bằng cách đặt giá đấu thầu cho từ khóa trên Google AdWords, chúng ta sẽ phải trả 348.4$ (0.4$ * 872 lượt Click).

Nhưng đó chỉ là cho một từ khóa. Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tính toán như vậy cho hơn 27.000 từ khóa mà site SEO VietNam đang xếp hạng, sau đó tổng hợp các số liệu lại với nhau? Kết quả SEO VietNam sẽ có giá trị lưu lượng truy cập là 51.400$. Bạn có thể xem rõ hơn tại đây.

Kết quả tính Traffic Value
Kết quả tính Traffic Value

Tương tự như các chỉ số lưu lượng không trả tiền khác, đây chỉ là một ước tính. Nếu thực sự bạn đặt giá đấu thầu cho từ khóa này trên Google AdWords, có thể bạn sẽ không phải trả chính xác 0.4$ cho mỗi lần nhấp chuột. Điều này xảy ra là vì Google AdWords là một hệ thống đấu giá.

13. Live/Recent/Historical Links

Ahrefs luôn thu thập và lưu trữ những dữ liệu đã từng được thu thập trước đó. Ví dụ, một trang Web khác đã từng tạo Backlink đến trang web của bạn, nhưng khi Ahrefs thu thập thông tin từ trang Web đó, không tìm thấy Backlink đó tồn tại nữa.

Live/Recent/Historical Links trên Ahrefs
Live/Recent/Historical Links trên Ahrefs

Vì vậy, Ahrefs sẽ loại bỏ những link này trong danh sách “Live Links” (Link còn tồn tại). Tất cả các Link sẽ được thống kê trong danh sách “Recent Links” (Link đã mất trong vòng 3 tháng gần đây). “Historical Links” là tổng hợp của tất cả các Link này trên trang Web.

Ba chỉ số này mang ý nghĩa quan trọng để đánh giá số lượng Link còn lại, giúp bạn xác định chiến lược cụ thể để khôi phục lại các Backlink bị mất.

IV. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về các tính năng và chỉ số quan trọng trong Ahrefs là gì mà bạn nên nắm vững. Nếu bạn đã theo dõi đến đây, chúng tôi tin rằng bạn đã có hiểu biết khá rõ về Ahrefs là gì rồi phải không. SEO VietNam chúc các bạn thành công trong lĩnh vực này. SEO VietNam chuyên cung cấp các dịch vụ SEO hiệu quả với chất lượng và uy tín nhất. Bạn có thể đăng ký thông tin bên dưới để được trao đổi và báo giá cụ thể cho Website của bạn.


Nhận phân tích website và báo giá dịch vụ SEO

Yêu cầu đã được gửi thành công

Có thể bạn quan tâm

CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Customer Journey là gì – chìa khóa thấu hiểu insight khách hàng
CAC-DANG-𝐂𝐎𝐏𝐘𝐖𝐑𝐈𝐓𝐄𝐑-PHO-BIEN-NHAT-HIEN-NAY.png
Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing 2023
Bài Viết mới nhất
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Technical SEO là gì? Cách tối ưu Technical SEO hiệu quả cho Website
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
Navigation là gì? Nguyên tắc xây dựng Web Navigation
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Conversion rate là gì? 5 cách tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Bounce rate là gì? Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text khi SEO hình ảnh
bottom of page